Với bài học Ca dao hài hước trong chương trình Ngữ văn lớp 10, sẽ mang đến cho các bạn Soạn bài Ca dao hài hước đầy đủ và chi tiết nhất. Cùng tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!
Câu ca dao thể hiện sự dẫn cưới và lời thách cưới giữa chàng trai và cô gái. Chỉ có điều, đây đều là những lời nói vui vẻ, hóm hỉnh và lạc quan
+ Chàng trai tự cười cái hoàn cảnh nghèo khổ của mình, bằng lòng và chấp nhận với cuộc sống hiện tại với một tinh thần lạc quan
+ Anh chàng có một dự định vô cùng lớn đó là tổ chức một lễ cưới thật linh đình, trọng đại nhưng vì dẫn voi thì sợ quốc cấm, dẫn trâu sợ họ máu hàn, dẫn bò sợ họ co gân nên chàng trai đành dẫn chuột
+ Cách nói giảm dần của chàng trai: Từ voi đến trâu, rồi bò và cuối cùng là chuột
+ Chàng trai không hề xấu hổ và buồn trước sự nghèo khó, mà dùng những lí do rất khách quan, hóm hỉnh về việc cưới xin của mình.
+ Cô gái thách cưới chàng trai bằng “một nhà khoai lang”
+ Cũng bằng cách nói giảm dần: Củ to -> củ nhỏ -> củ mẻ -> củ rím, củ hà
Bài ca dao với giọng điệu dí dỏm, hài hước cho thấy tinh thần vui vẻ, lạc quan của những người nông dân nghèo vượt lên hoàn cảnh của chính mình, khiến cho ta phải khâm phục
Xem thêm Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa
+ Sử dụng cách nói đối lập: dẫn voi >< sợ quốc cấm, dẫn trâu >< sợ họ máu hàn…
+ Cách nói giảm dần: Voi ->trâu -> bò -> chuột
Những cách nói ngược, sử dụng sự tương phản này đã gây được tiếng cười cho người đọc, người nghe.
Nếu như bài ca dao thứ nhất là tiếng cười giải trí, sảng khoái thì những bài ca dao số 2,3 và 4 là những bài ca dao mang lại tiếng cười châm biếm và phê phán xã hội
- Bài ca dao số 2: Thể hiện sự châm biếm đối với những chàng trai không đáng sức trai, yếu đuối: “gánh hai hạt vừng”
- Bài ca dao số 3: Nhắc nhở thói hư, tật xấu của con người. Đó chính là sự lười biếng. Người vợ chê chồng mình vô tích sự, không biết làm gì, hằng ngày chỉ “ngồi bếp sờ đuôi con mèo”
- Bài ca dao số 4: “Chồng yêu chồng bảo”, câu ca dao chê những người không biết sửa chữa khiếm khuyết cho nhau. Đồng thời chê những người phụ nữ đỏng đảnh, kém duyên trong xã hội: “Lỗ mũi mười tám gánh lông”, “Đêm nằm thì gáy o o..” “đi chợ thì hay ăn quà”
Tất cả đều được viết lên bằng những hình ảnh quen thuộc, những từ ngữ bình dị, đem lại tiếng cười. Và đằng sau những tiếng cười ấy là giá trị phê phán sâu sắc.
Ta có thể thấy những biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng trong ca dao hài hước như sau:
- Sử dụng những biện pháp: nói ngược, phóng đại, tương phản đối lập, ẩn dụ, hoán dụ.
- Ngôn ngữ có tính chất mỉa mai, châm biếm
- Khắc họa những nhân vật điển hình trong xã hội
- Hình ảnh gần gũi, chân thực
Lời thách cưới của cô gái thể hiện sự biết suy nghĩ cho chàng trai, có một chút gì đó rất thông minh, khôn khéo. Cô gái không chê bai chàng trai nghèo khó, biết được hoàn cảnh của anh nên chỉ thách cưới giảm dần sao cho chàng trai đáp ứng được. Qua đó cho thấy vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam không ngại khó, ngại khổ, sẵn sàng đồng hành cùng người mình yêu thương. Đồng thời cũng thể hiện lên tinh thần lạc quan của con người trong hoàn cảnh khó khăn.
Một số câu ca dao hài hước:
- Còn duyên, anh cưới ba heo
Hết duyên, anh cưới con mèo cụt đuôi.
- Đắc thời đắc thế thì khôn
Sa cơ rồng cũng như giun khác gì.
- Đồn rằng quan tướng có danh
Cưỡi ngựa một mình chẳng phải vịn ai.
Vua khen rằng ấy mới tài
Ban cho hạt gạo với hai đồng tiền.
- Học hành ba chữ lem nhem
Thấy gái thì thèm như chửa thèm chua.
- Nói thì đâm năm chém mười
Đến bữa tối trời chẳng dám ra sân.
- Công đâu mà tát nước sông
Công đâu mà bạn với chồng người ta.
Thông qua phần Soạn bài Ca dao hài hước, hy vọng đây sẽ là một phần Soạn bài Ca dao hài hước hữu ích dành cho các bạn. Chúc các bạn học tập tốt!
Copyright © 2021 HOCTAP247