Quan niệm về văn chương của Trương Hán Siêu
Mục đích và ý nghĩa của sáng tác văn chương là gì? Giá trị thật sự của văn chương là ở đâu? Những câu hỏi ấy thường đặt ra đối với người cầm bút xưa và nay. Các tác phẩm của nhà văn Trương Hán Siêu từ trước đến nay đều mang rất nhiều ý nghĩa to lớn đối với cuộc sông tực tại. Dưới ngòi bút khách quan của mình ông đã cho ra những tác phẩm văn học nổi tiếng với nhiều chủ đề và thể loại khác nhau. Nhưng có lẽ không thể không kể đến các tác phẩm nói lên tình yêu thương tổ quốc của ông.
Vào giữa những năm ba mươi của thế kỉ XX, văn học nước ta đã nổ ra một cuộc tranh luận sôi nổi về chính vấn đề đó: “nghệ thuật vị nghệ thuật” hay “nghệ thuật vị nhân sinh”? Thực ra, không phải tới bây giờ, vấn đề cơ bản, quan trọng hàng đầu của lí luận văn học đó mới được đặt ra và mới có những câu trả lời khác nhau của hai phái có hai quan điểm văn chương khác nhau. Từ xưa, cha ông ta đã từng suy nghĩ và phát biểu ý kiến về vấn đề này. Nguyễn Văn Siêu (1799 – 1872) – một danh sĩ đời Nguyễn, văn chương nổi tiếng như Cao Bá Quát và được nhiều người đương thời gọi là “thần Siêu, thánh Quát” – đã nói rất rõ quan điểm của ông: “Văn chương có loại đáng thờ và không đáng thờ. Loại không dáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người.”
Thế nào là văn chương “chỉ chuyên chú ở văn chương”? Đó là loại văn chương chỉ biết có nó, tức là coi hình thức nghệ thuật là trên hết, nhà văn khi sáng tác chỉ chăm lo cái đẹp của hình thức, không mấy chú ý nội dung tư tưởng và không quan tâm đến đời sống, đến vận mệnh con người, không có trách nhiệm xã hội nào.
Biểu hiện của khuynh hướng này cũng đa dạng với những mức độ nặng nhẹ, mức độ tự giác khác nhau, trong những thời đại văn học khác nhau, thuộc những trào lưu khác nhau…
Đối với những văn nhân, thi nhân thời xưa thì “chuyên chú ở văn chương” có nghĩa là chỉ chăm chú gò câu đẽo chữ, tìm chữ cho kêu, đặt câu cho khéo, đối cho thật chỉnh, âm điệu thật réo rắt… Hoặc chỉ miệt mài với những trò tiểu xảo cầu kì, như dùng điển tích lắt léo, gieo vần oái oăm, nghĩ ra những kiểu thơ rắc rối kì khu. Hoặc chỉ biết ngâm vịnh phù phiếm, thơ chỉ toàn có mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông… Hồ Chí Minh đã từng nhận xét loại “thơ xưa” thiên về yêu cảnh thiên nhiên đẹp mà không chuyên chú đến cuộc đời, đến vận mệnh con người đó…
Quan điểm “nghệ thuật vì nghệ thuật” của khuynh hướng văn học lãng mạn Việt Nam trước 1945 là biểu hiện tự giác của loại văn chương “chỉ chuyên chú ở văn chương” nói trên. Các nghệ sĩ lãng mạn Việt Nam tuyên bố “văn chương là văn chương” nghĩa là văn chương không dính dáng đến cuộc sống, đến xã hội, nó chỉ biết đi tìm cái đẹp và nó chỉ là nó. Một nhà thơ lãng mạn đã viết:
Đoạn thơ đã đặt ra một định nghĩa về người nghệ sĩ: đó là người khách tình si ham cái đẹp, chỉ có một thiên chức: đi tìm cái đẹp và phụng sự nghệ thuật, chứ không bận tâm đến một trách nhiệm xã hội nào. Có điều là trên thực tế, các cây bút lãng mạn đó không phải chỉ biết săn tìm cái đẹp và dửng dưng trước niềm vui, nỗi buồn của con người đương thời và vì thế, văn học lãng mạn 1930 – 1945 vẫn có những yếu tố tích cực, nhưng đó lại là chuyện khác.
Thái độ “chuyên chú ở văn chương” không dừng ở dó. Sau đó, nó còn được đẩy tới cực đoan, trở thành chủ nghĩa duy mĩ, chủ nghĩa hình thức. Đó là loại văn chương coi hình thức là tất cả, phủ nhận hoàn toàn nội dung của văn chương. Chẳng hạn, nó cho rằng thơ chẳng những không được nói đạo đức, chính trị, xã hội, mà cũng không được tả cảnh; tả hình và không cần nói về bất cứ cái gì, và bảo rằng như thể thơ mới “thuần túy”, mới thật là thơ! Nó khẳng định rằng thơ không cần có nghĩa, thơ chỉ là âm thanh, là hình ảnh… mà thôi. Thứ thơ ấy trở thành bí hiểm, “hũ nút”, không ai hiểu nổi.
Thế nào là loại văn chương “chuyên chú ở con người”? Đó là loại văn chương quan tâm trước hết tới con người, luôn hướng tới cuộc sống và vì con người, coi giá trị chủ yếu của văn chương không phải ở câu hay từ đắt mà ở chỗ có ích cho cuộc đời. Đó chính là quan điểm “nghệ thuật vị nhân sinh”. Khi Goóc-ki nói: “Văn học là nhân học” thì cũng với tinh thần cơ bản là như vậy. Nhà thơ Tố Hữu cũng phát biểu xác đáng về quan điểm này: “Văn học không chỉ là văn chương mà thực chất là cuộc đời. Văn học sẽ không là gì cả nếu không vì cuộc đời mà có. Cuộc đời là nơi xuất phát, cũng là nơi đi tới của văn học”.
Quan niệm văn chương “chuyên chú ở con người” cũng có những biểu hiện rất đa dạng. Khi Nguyễn Đình Chiểu viết: “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm/Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”, thì với nhà thơ mù, đạo là nhân nghĩa, là yêu nước thương dân, văn chương phải chở đạo và đâm gian tức phải là vũ khí phò chính trừ tà, cứu đời cứu nước.
Các nhà thơ, nhà văn cách mạng thì quan niệm một cách dứt khoát với sự tự giác sâu sắc rằng văn chương phải là vũ khí chiến đấu cải tạo xã hội và văn nghệ sĩ phải là người chiến sĩ đứng trong đội ngũ đấu tranh cách mạng. Đó là biểu hiện cao nhất, triệt để nhất của quan điểm văn chương “chuyên chú ở con người”.
Vì sao theo Nguyễn Văn Siêu loại văn chương “đáng thờ” là loại "chuyên chú ở con người" chứ không phải loại “chuyên chú ở văn chương”? Nói văn chương “đáng thờ” là Nguyễn Văn Siêu muốn nói đến chân giá trị, đến cái cao quý của văn chương. “Thần Siêu” đã khẳng định: chính loại văn chương “chuyên chú ở con người” mới thật sự có giá trị, mới “đáng thờ”. Có thể nói, đó là ý kiến chẳng những xác đáng về lí lẽ mà còn có căn cứ trong thực tiễn văn học. Phải chăng nếu “chuyên chú ở con người” mà không “chuyên chú ở văn chương” thì văn chương sẽ tự đánh mất mình, sẽ không còn là nó và không mấy giá trị văn chương, nghệ thuật?
Để trả lời câu hỏi này chỉ cần trở lại mệnh đề nổi tiếng dẫn ở trên của Goóc-ki: “Văn học là nhân học”. Con người là trung tâm chú ý, thể hiện của văn học, chứ đâu phải là cái ngoài văn học.
Mặt khác, trong văn chương nghệ thuật, hình thức bao giờ cũng gắn liền với nội dung, hình thức – đó là hình thức của nội dung, không có nội dung thì không có hình thức. Xét đến cùng, chất lượng nghệ thuật của tác phẩm văn chương chủ yếu là ở chỗ nó đã thể hiện nội dung của tác phẩm một cách nghệ thuật như thế nào. Đành rằng văn chương là một bộ môn nghệ thuật, tức là nó phải tìm kiếm, sáng tạo cái đẹp. Nhưng "cái đẹp chính là sự sống”, không có cái đẹp “thuần túy”, trừu tượng, không dính dáng đến cuộc sống con người. Cuộc sống muôn màu muôn vẻ và cái đẹp cũng muôn màu muôn vẻ.
Vậy thì “chuyên chú ở con người” đâu phải quay lưng với cái đẹp, văn chương đi ra ngoài con đường của mình? Đâu phải văn chương vì không còn là văn chương, sẽ không có giá trị nghệ thuật? Một tác phẩm văn học có giá trị thì tất nhiên phải có giá trị nghệ thuật, tức là phải hay, phải có văn có nghệ, một nhà văn thật sự phải có tài năng. Nhưng xét đến cùng, cái chủ yếu làm nên giá trị của văn chương lại không phải là hình thức nghệ thuật. Bởi vì, như Nguyễn Du đã viết: “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài!”. Cái tâm — đó là tấm lòng, là tình người, tình đời của người cầm bút — mới là cái gốc, làm nên giá trị chân chính của văn chương. Một áng văn thật sự có giá trị thì trước hết là vì nó chứa đựng cái tâm đó của người viết. Những câu thơ Truyện Kiều có sức lay động mạnh mẽ đến thế trước hết là vì đã đọng nỗi đau nhân tình (Tố Hữu) của một nghệ sĩ lớn, một trái tim lớn là Nguyễn Du. Câu thơ Đau đớn thay phận đàn bà! (Nguyễn Du) có tân kì, có "văn chương" gì đâu, nhưng ai bảo nó không hay, không thuộc loại "đáng thờ"?
Vậy là “chuyên chú ở văn chương” mà văn chương chưa chắc đã hay, còn “chuyên chú ở con người” thì văn chương lại thường hay. Áng văn hay phải là áng văn tâm huyết của người cầm bút. Tâm huyết người viết là cái chủ yếu làm nên sức truyền cảm nghệ thuật, sức lay động của tác phẩm văn chương. Cái tâm thường là nguồn nuôi dưỡng, phát huy cái tài. Còn nhà văn dù tài năng đến dâu, chăm sóc văn chương công phu đến đâu, nhưng không hề quan tâm đến đồng loại, dửng dưng trước số phận con người thì cũng không thể nào sáng tác nên những áng văn có giá trị thật sự được, kể cả giá trị nghệ thuật.
Lịch sử văn học đã từng ghi lại hiện tượng dường như vô lí: có những nhà văn lớn đã tuyên bố những lời giống như phủ nhận văn chương, nhưng họ vẫn thật sự là lớn, với sự nghiệp sáng tác bất hủ; lại có không ít cây bút có tài, coi văn chương là trên hết, nhưng không có nổi những sáng tác có giá trị. Hồ Chí Minh lúc thiếu thời từng tâm đắc câu thơ cổ: Lập thân tối hạ thị văn chương (lặp thân bằng văn chương là thấp kém nhất), nhưng Người vẫn trở thành nhà “văn chương” lớn.
Thực ra, những nhà văn lớn ấy không coi thường văn chương, mà chỉ vì mang nỗi đau nhân tình to lớn, sâu sắc, họ thất vọng về việc văn chương đã không có hiệu quả trực tiếp, thiết thực trong việc làm thay đổi số phận đau thương của con người.
Ý kiến của Nguyễn Văn Siêu về hai loại văn chương “đáng thờ” và “không đáng thờ” trên đây rất tiêu biểu cho quan điểm nghệ thuật đẹp đẽ, trở thành truyền thống của cha ông ta. Chính với quan điểm văn chương “chuyên chú ở con người” mà cha ông ta đã xây dựng được một nền văn học đầy sức sống và thấm đượm tinh thần nhân văn, nhân đạo với những biểu hiện đa dạng, phong phú, được nền văn học mới kế thừa và phát huy trong thời đại mới hôm nay.
Copyright © 2021 HOCTAP247