Chuyện chức phán sự đền tản viên là tác phẩm thành công của đời thơ Nguyễn Dữ. Hãy .com tìm hiểu qua bài Phân tích chuyện chức phán sự đền Tản Viên
Phân tích tác phẩm chuyện chức phán sự đền Tản Viên
I Hệ thống nhân vật
1. Nhân vật Ngô Tử Văn
- Ngô Tử Văn là người trí thức dũng cảm chống lại cái ác. Tên Bách hộ họ Thôi đã tử trận, chiếm ngôi đền của viên Thổ công. Hắn dựa vào đền làm yêu làm quái trong dân gian. Có thể giải mã như sau: Chiếm đền thờ tương tự như chiếm đoạt một chức vụ nào đó; tác oai tác quái tương tự như là sự sách nhiễu, làm hại nhân dân. Tử Văn đã châm lửa đốt đền. Đốt đền tức là phá chỗ cư ngụ của tên tướng giặc, khiến hắn không có nơi nương tựa, mất cơ sở làm yêu quái nghĩa là chấm dứt sựu nhũng lạm của hồn ma tên Bách hộ họ Thôi
- Ngô Tử Văn bị bắt giải xuống Diêm Vương xét xử. Chàng không run sợ mà trình bày đầy đủ đầu đuôi sự việc. Đại diện cho cán cân công lí. Diêm Vương nhận ra sự thật, đã trừng phạt tên tướng giặc kia.
- Hỗ trợ cho cuộc đấu tranh của Tử Văn, có viên Thổ thần. Thổ công đã cho Tử Văn biết sự thật, chỉ cách khai khi đứng trước Diêm Vương để lột trần bộ mặt của tên hung thần gian ác. Cuộc đấu tranh của hai người kết thúc thắng lợi. Vị thần đền được phục hồi lại chỗ thờ tự, Tử Văn được sống lại. Diêm Vương ra lệnh trừng trị tên hung thần. Dân làng dựng lại đền mới sau dó Thổ công đã tiến cử Tử Văn giữ chức phán sự đền tản Viên
2. Nhân vật tên tướng giặc Bách họ Thôi
- Đây là lực lượng phi nghĩa. Hắn cướp đền thờ của viên Thổ công, làm mưa làm gió, làm yêu làm quái trong dân gian. Viên Thổ công định kiện nhưng hắn có nhiều phe phái, thế lực bao che. Các "đền miếu gần quanh, vì tham của đút, đều bênh vực cho nó cả". Rõ ràng cũng với lời của Diêm Vương, lời kể của viên Thổ công về tình trạng quan tham lại nhũng hé mở cho ta thấy câu chuyện đang xoay quanh việc đấu tranh của những người chính trực chống lại bọn quan lại xấu xa, kết bè kết đảng làm hại dân lành. Chúng cấu kết với nhau, bưng bít che dấu sự thật, khiên cho Diêm Vương cũng nghĩa tên Bách họ Thôi đó là trung thần lẫm liệt
- Nhờ có lười khai của Tử văn về đền Tản Viên về đền Tản Viên mà tên Bách hộ họ Thôi đã phải cúi đầu nhận tội, bị trừng phạt thích đáng
- Cuộc đấu tranh giữa một bên đại diện là Tử văn với một bên đại dện là tên Bách hộ họ Thôi thực chất là cuộc đấu tranh giữa những người chính trực với bọn quan lại xấu xa câu kết với nhau làm hại dân lành
3. Nhân vật Diêm Vương
- Đại diện cho công lí, cho lẽ phải. Lúc đầu do bọn quan lại cấp dưới che dấu nên Diêm Vương không biết sự thật, nhưng khi đã biết rõ sự thật thì ngài giải quyết rất nhanh chóng, công bằng
II. Nghệ thuật
- Sự kết hợp thành công bút pháp hiện thực và bút pháp kì ảo. Câu chuyện sử dụng nhiều hình ảnh mang tính kì ảo của thế giới bên kia: Thần, ma quỷ, Diêm Vương, quỷ sứ,..Người đã chết được quay trở lại sống lại
- Kết cấu truyện giàu kịch tính, với những tình tiết lôi cuốn: Tác giả đã có ý thức về cách tạo tình huống, với tình tiết thắt nút và mở nút đầy hợp lý, sáng tạo. Truyện kết thúc có hậu theo hướng truyện truyền thuyết thười trung đại
- Xây dựng tính cách nhân vật:
+ Nhân vật có tính cách sinh động. Tử Văn có những phẩm chất của nhân vật chính diện: cương trưc, ngay thằng, không chấp nhận sự phi nghĩa, dám làm dám chịu trách nhiệm. Tác giả chọn những chi tiết có sức khắc họa, có bản chất tạo hình rõ nét. Đầu tiên tác giải giới thiệu chung và khái quát về nhân vật "chàng vốn khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được, vùng bắc người ta vẫn khen là một người cương trực". Khi tên Bách họ Thôi xuất hiện thị uy, chàng vẫn cứ ngồi ngất ngưởng tự nhiên. Đến trước mặt Diêm Vương, bị quát mắng nhưng chàng vẫn đàng hoàng trình bày, "lời rất cứng cỏi, không chịu nhún nhường chút nào". Các chi tiết này đều thống nhất thể hiện tính cách cương trực, thẳng thắn của Tử Văn
- Ngôn ngữ nhân vật cũng được chú ý ở mức độ nhất định để khắc họa tính cách của từng nhân vật được rõ nét.
Mong rằng bài viết phân tích chuyện chức phán sự đền Tản Viên sẽ giúp ích cho các bạn!
Copyright © 2021 HOCTAP247