Câu 1. Theo anh (chị) việc làm của nhân vật Ngô Tử Văn có ý nghĩa gì?
a. Thể hiện quan điểm và thái độ của người trí thức muốn đả phá sự mê tín thần linh của quần chúng bình dân.
b. Thể hiện sự khảng khái, chính trực và dũng cảm muốn vì dân trừ hại.
c. Thể hiện tính hiếu thắng của người trẻ tuổi.
d. Thể hiện tinh thần dân tộc, mạnh mẽ qua việc diệt trừ tên giặc xâm lược hung bạo, bảo vệ Thổ thần nước Việt, người từng có công giúp Lý Nam Đế chống ngoại xâm.
e. Ý kiến khác.
Giải thích nguyên nhân sự lựa chọn của anh (chị).
Ngô Tử Văn là một kẻ sĩ cương trực, thấy sự tà gian thì không thể chịu được nên đã đốt đền và vạch tội hồn tên tướng giặc ở âm phủ. Việc làm đó của Ngô Tử Văn vừa thể hiện sự khảng khái, chính trực và dũng cảm muốn vì dân trừ hại (ý b) vừa thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ qua việc diệt trừ hồn tên giặc xâm lược hung bạo, bảo vệ Thổ thần nước Việt, người từng có công giúp Lí Nam Đế chống ngoại xâm (ý d).
Như vậy câu trả lời chính xác nhất là câù e: Ý kiến khác. Ý kiến khác là ý kiến tổng hợp giữa câu b và câu d.
Câu trả lời a không đúng vì Ngô Tử Văn chỉ đả phá sự mê tín, tin vào ác thần, thần bất chính chứ không đả phá tập tục thờ cúng thần linh vốn có lâu đời của dân ta.‘ Còn câu trả lời c thì sai hoàn toàn vì Ngô Tử Văn không hề đốt đền vô cớ chỉ vì tính hiếu thắng của người trẻ tuổi.
2. Theo anh (chị) chi tiết Diêm Vương xử kiện ở âm phủ thể hiện điều gì?
a. Thể hiện niềm tin của người thời trung đại: bên cạnh cõi trần còn có một thế giới khác là âm phủ, nơi con người sau khi chết sẽ phải đến để nhận sự phán xét, thưởng phạt về những việc làm của mình khi còn sống.
b. Thể hiện khát vọng công lí chưa thực hiện được trong cuộc sống trần thế của người xưa.
c. Nhằm đẩy kịch tính của truyện đến cao trào để nhân vật chính - Ngô Tử Văn - có dịp bộc lộ bản lĩnh, khí phách của mình.
d. Có ý nghĩa khuyên răn, giáo dục con người nên sống và hành động thế nào cho đúng đắn, hợp lẽ phải, tránh làm điều ác.
e. Ý kiến khác
Vì hồn tên tướng giặc kiện Ngô Tử Văn đốt đền nên có vụ Diêm Vương xử kiện ở âm phủ.
Chi tiết này:
-Thể hiện niềm tin của người thời trung đại: bên cạnh cõi trần còn có một thế giới khác là âm phủ, nơi con người sau khi chết sẽ phải đến để nhận sự phán xét và thưởng phạt về những việc làm của mình khi còn sống.
-Thể hiện khát vọng công lí chưa thực hiện được trong cuộc sống trần thế của người xưa.
-Là chi tiết cần thiết nhằm đẩy xung đột kịch tính của truyện đến cao trào, để nhân vật chính - Ngô Tử Văn - có dịp bộc lộ bản lĩnh, khí phách của mình.
-Có ý nghĩa khuyên răn, giáo dục con người nên sống và hành động thế nào cho đúng đắn, hợp lẽ phải, tránh làm điều ác.
Như vậy, câu trả lời chính xác ỗ đây cũng là câu e: ý kiến khác. Ý kiến khác là tổng hợp cả a, b, c, d.
Câu 3. Chi tiết Ngô Tử Văn được nhậm chức phán sự ở đền Tản Viên có ý nghĩa gì?
Ngô Tử Văn đến nhậm chức phán sự d đền Tản Viên. Phần chú thích ở sách giáo khoa Ngừ văn 10 (tập hai) cho biết phán sự là suy xét sự tình. Chúc phán sự là chức quan xem xét các vụ kiện tụng, giúp việc cho người xử An. Đầy cũng là chúc quan thực hiện công lí.
Sở dỉ Ngô Tử Văn dược nhận chức quan này vì ông vốn tính cương trực, dùng cảm bảo vệ công lí, chỉnh nghĩa.
Việc nhậm chức Phán sự ở dền Tản Vỉên của Ngô Tử Văn có ý nghĩa như một sự thưởng công xứng đáng cho ông nhằm nêu gương cho hậu thế, khỉch lệ mọi người dùng cảm đấu tranh chống cái ác, bảo vệ công n Tác giả ca ngợi Ngô Tử Vân qua chi tiết hình ảnh nhân vật náy xuất hiện ở cuối truyện uy phong lầm liệt với xe ngựa ầm ầm, có người quét dẹp đường.
Câu 4. Phân tích nghệ thuật kể chuyện đặc sắc và hấp dẫn của Nguyễn Dữ.
Nghệ thuật kể chuyện của Nguyền Dữ trong Chuyện chức phán sự dền Tàn Viên rất sinh động, hấp dẫn, giàu kịch tính.
Mở đầu truyện là chi tiết Tử Văn "...châm lửa đốt đền. Mọi người đều lắc đầu lè lười, lo sợ thay cho Từ Văn..."
Chính chi tiết này khiến người đọc chú ý vì nó dự báo rằng những diễn tiến nối tiếp sau đó sẽ khác thường đủ sức thu hút người đọc.
Thật vậy, tiếp đổ câu chuyện được thắt nút dần đưa những xung đột ngày một thêm cáng thẳng và dẫn đến cao trào với những sự việc nối tiếp nhau.
-Ngô Tử Văn "...thấy trong mình khó chịu, đầu lảo đảo và bụng run run, rồi nổi lên một cơn sốt nóng, sốt rét” và thấy tên hung thần đến đe dọa, trách mắng.
-Thổ thần đến báo cho Tử Văn biết: “Hắn quyết chống chọi vói nhà thầy, hiện đã kiện thầy ở Minh ti" và bảo Tử Văn cách để chũẩn bị đối phố.
-Ngô Tử Văn bệnh ngày một nặng thêm, bị quỷ sứ diệu đi đến chỗ dành cho những "tội sâu ác nặng" với bao quang cảnh ghê rợn "gió tanh sóng xám, hơi lạnh thấu xương”, "mấy vạn quỷ Dạ Xoa, đều mắt xanh tóc đồ, hình dáng nanh ác.
-Sau cùng, bị giải đến trước Diêm Vương, Ngô Tử Văn dù bị Diêm Vương quát mắng dữ dội nhưng vẫn bình tĩnh kể hết trước saụ mọi việc “lời rất cứng cỏi, không chịu nhún nhường chút nào”.
-Đến đây câu chuyện được mở nút: Lời Ngô Tử Văn được xác minh làm rõ. Thế là sự thật được phơi bày. Công lí cuối cùng đã được thực hiện: kẻ ác phải đền tội, người lương thiẹn được khôi phục và đền đáp.
Tóm lại, Chuyện chức Phản sự đền Tàn Viên của Nguyễn Dữ với kết cấu chặt chẻ, hợp lí, diễn tiến dáv kịch tính, lôi cuốh người đọc từ đầu đến cuối.
Câu 5: Nêu chủ đề của truyện.
Chuyện chức Phán sự đền Tàn Viền ca ngợi phẩm chất dũng cảm kiên cường cửa Ngô Từ Văn tiêu biểu cho trí thức nước Việt, đại biểu cho chính nghĩa chống lại nhừng thế lực gian tà trừ hạỉ cho dân.
Copyright © 2021 HOCTAP247