Trang chủ Lớp 10 Soạn văn Lớp 10 SGK Cũ Trao duyên - Truyện Kiều Dàn ý nhân cách cao đẹp của Thúy Kiều trong Trao Duyên chi tiết, đủ ý

Dàn ý nhân cách cao đẹp của Thúy Kiều trong Trao Duyên chi tiết, đủ ý

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Dàn ý nhân cách cao đẹp của Thúy Kiều trong Trao duyên

     Tham khảo ngay dàn ý nhân cách cao đẹp của Thúy Kiều trong Trao Duyên để có thể hiểu rõ ràng và hoàn thành đề bài này tốt nhất. Cùng theo dõi nhé!

Dàn ý cảm nhận nhân cách cao đẹp của Thúy Kiều- CungHocVui

Qua Trao duyên ta thấy Kiều là người có nhân cách cao đẹp

Mở bài nhân cách cao đẹp của Thúy Kiều trong Trao duyên

-     Giới thiệu tác giả Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều.

-    Giới thiệu sơ nét về đoạn trích “Trao duyên”.

-    Dẫn dắt vấn đề cần phân tích “nhân cách cao đẹp của Thúy Kiều trong Trao duyên”.

Xem thêm: 

Thuyết minh Trao duyên truyện Kiều

Dàn ý cảm nhận trao duyên truyện Kiều

Thân bài cảm nhận về nhân cách cao đẹp của Thúy Kiều trong Trao duyên

Dàn ý cảm nhận nhân cách cao đẹp của Thúy Kiều- CungHocVui

Nhân cách cao đẹp của Kiều qua đoạn trích Trao duyên

* Thúy Kiều là một người thông minh, sắc sảo và khôn khéo:

-    Khi nhờ cậy em:

   + “Cậy”: thể hiện sự trông chờ, dựa dẫm tất cả với người đối diện.

   + “Lạy”, “thưa”: đây là thái độ thường được dùng bởi người bề dưới đối với bề trên. 

=> Thúy Kiều đang muốn nhờ em nối duyên mình. Đây là một lời nhờ vả ảnh hưởng đến cuộc đời của Thúy Vân, và Kiều đang ở phận người mang ơn Thúy Vân. Trong hoàn cảnh ấy, dùng hành động ấy sẽ khiến Thúy Vân khó lòng từ chối thỉnh cầu của Kiều.

Xem thêm:

Phân tích 14 câu giữa bài Trao duyên của truyện Kiều

Dàn ý phân tích 14 câu giữa bài Trao Duyên

-    Lý lẽ Kiều dùng để thuyết phục em:

   + Kiều kể cho em nghe về mối tình đậm sâu, mặn nồng của mình với Kim Trọng. Nhưng tình cảm ấy chẳng thể có hồi kết, vì gặp chuyện mà “giữa đường đứt gánh tương tư”.

   + Thúy Kiều giãi bày về hoàn cảnh khó khăn hiện tại của mình cùng sự đau đớn khi phải lựa chọn giữa tình và hiếu.

   + Thúy Kiều thuyết phục em bằng tình cảm chị em máu mủ ruột rà cùng những dự cảm không tốt về cái chết và tương lai mịt mù của mình.

* Thúy Kiều là một người con hiếu thảo với cha mẹ, cũng hết mực chung thủy với người mình yêu

Dàn ý cảm nhận nhân cách cao đẹp của Thúy Kiều- CungHocVui

 

-    Kiều là một người con có lòng hiếu thảo với cha mẹ

   + Trước tai ương ập đến bất ngờ của gia đình, Kiều phải đứng giữa hai sự lựa chọn, một là gia đình, hai là tình yêu.

   + Kiều đã dứt khoát hi sinh tình yêu của mình chỉ mong gia đình được êm ấm, yên bình, nàng chọn chữ hiếu chính là bán mình chuộc cha, cũng đồng nghĩa với việc nàng phải phụ tình Kim Trọng.

-    Thúy Kiều là một người chung thủy, nặng lòng với người mình yêu

   + Kiều luôn nhớ đến những kỉ niệm đẹp đẽ giữa nàng với người yêu, đó là “quạt ước, chén thề”, là những lời hẹn hò, nguyện thề đôi lứa.

   + Gia đình nàng gặp phải đại nạn, nàng đã không còn sự lựa chọn khác, phải bán mình chuộc cha, cũng vì thế mà phải hy sinh hạnh phúc lứa đôi. Chính lúc ấy, nàng vẫn nặng lòng với Kim Trọng, vẫn mong bù đắp bằng việc nối duyên cho em mình là Thúy Vân.

   + Nàng trao kỉ vật cho Thúy Vân, nhưng “duyên này” - tình cảm giữa Kiều và chàng Kim - thì nàng vẫn mãi giữ trong lòng mình.

Xem thêm:

Phân tích 14 câu đầu bài trao duyên

Phân tích tâm trạng Thúy Kiều khi trao duyên

* Thúy Kiều là một người giàu lòng vị tha và đức hi sinh cao cả

-    Kiều đã nhận hết mọi tội lỗi về mình, tự nhận mình là một kẻ phụ bạc khiến cho tình yêu của cả hai tan vỡ, khiến cho mối nhân duyên đẹp đẽ phải đứt quãng giữa đường.

-    Hành động “gửi lạy tình quân” chính là mong muốn được tạ lỗi với Kim Trọng.

Kết bài 

-    Khái quát vẻ đẹp nhân cách của Thúy Kiều.

-    Nêu cảm nhận cá nhân.

    Trên đây là dàn ý nhân cách cao đẹp của Thúy Kiều qua đoạn trích Trao Duyên dù cho nàng bị chà đạp bởi tư tưởng lạc hậu trong xã hội phong kiến xưa cũ mà CungHocVui muốn chia sẻ đến bạn.

Copyright © 2021 HOCTAP247