Tham khảo phân tích 12 câu đầu bài trao duyên

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Ở bài viết này gửi bạn những hướng dẫn chi tiết và chuẩn nhất khi đi vào phân tích 12 câu đầu bài trao duyên.

tham khảo phân tích 12 câu đầu bài trao duyên

Trước tiên chúng ta sẽ đi vào lập dàn ý cho bài phân tích 12 câu thơ đầu bài trao duyên:

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Giới thiệu đoạn trích Trao duyên

- Nội dung của đoạn trích

2. Thân bài

a) Hai cầu đầu

Đây là lời khẩn cầu ở Kiều với Vân

- Ngôn ngữ: vừa nhờ vả, nài nỉ, nhưng vẫn có sự ép buộc (cậy, chịu, có)

- Hành động: đầy trang nghiêm, trịnh trọng và hạ mình với em (lạy, thưa)

=> Việc được nhờ vả vô cùng hệ trọng, cho thấy sự hiểu biết của Kiều khi đặt em vào tình huống đầy éo le

b) 10 câu tiếp

Đây là đoạn thơ Thúy Kiều thuyết phục Thúy Vân 

- Nhắc lại mối tình đẹp để gợi lên được tình cảm

- Giãi bày tình thế của bản thân để cho em hiểu

- Đặt em vào tình thế chắp mối tơ thừa của bản thân

- Sự ban ơn mà Thúy Kiều cảm nhận được là khi Thúy Vân chấp nhận mối tơ thừa của bản thân

=> Thúy Vân không thể từ chối bởi lời cầu xin đầy lí lẽ và thuyết phục của chị

3. Kết luận

- Tác giả, tác phẩm

- Đoạn trích

- Cảm nhận của bản thân về đoạn trích

Tiếp theo gửi đến bạn bài văn tham khảo phân tích 12 đầu của bài trao duyên:

Nguyễn Du tên chữ là Tố Như, sinh ra ở miền quê hiếu học Hà Tĩnh, tuy sinh ra trong một gia đình phong kiến quý tộc nhưng cuộc đời ông lại phải trải qua khá nhiều biến động. Chứng kiến nhiều mảng đời bất hạnh trong xã hội nên dễ dàng đồng cảm, sự đồng cảm đó được ông đưa vào thơ ca. Nổi bật là tác phẩm "Truyện Kiều", Kiều tuy tài sắc vẹn toàn, mười phân vẹn mười nhưng lại phải chịu quá nhiều bất hạnh. Đầu tiên là việc phải bán minh để chuộc cha và em trai, từ bỏ mối lương duyên với chớm nở. Ở đoạn trích "Trao duyên", 12 câu thơ đầu đã thể hiện rõ được tâm trạng của Kiều ngay thời điểm bấy giờ.

Cậy em em có chịu lời

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa

Cảnh trao duyên được tái hiện ngay từ hai câu thơ đầu, cảnh khó xử của các hai chị em Vân Kiều ở đây người đọc cũng có thể thấy được. Một đằng người chị là Thúy Kiều đau đớn trao đi mối duyên cho em, còn người em bị rơi vào tình thế khó xử khi phải chấp nhận mối lương duyên của chị. Ngôn ngữ Thúy Kiều sử dụng vừa nhờ vả nhưng cũng vừa có sự ép buộc trong đó, thể hiện qua các từ như cậy em, có chịu lời. Hành động "lạy" của Thúy Kiều cũng thể hiện sự trang trọng, trang nghiêm khi hạ mình với em.

Tiếp 10 câu thơ tiếp theo, những từ ngữ như rút ra từ gan ruột của Thúy Kiều được lấy ra để van xin em đồng ý. Mối với Kim Trọng là mối tơ duyên nhưng giờ đã "đứt gánh tương tư", nhận thứ được bản thân phải bán mình chuộc cha không thể tiếp tục con đường phía trước cùng Kim Trọng được nữa. Nay chị "chắp mối tơ thừa" mong em có thể tiếp tục mối duyên lành này, giữ trọn lời thề ước của Kim Trọng.

Để cho Thúy Vân hiểu rõ tình cảnh của bản thân lúc này, Thúy Kiều đã giãi bài rằng "đâu sóng gió bất kỳ". Khi cả Trọng và Kiều thề ước đâu có nghĩ tới sóng gió ập tới nhanh như vậy, bản thân Kiều phải chọn giữa "hiếu tình", và nàng chọn làm tròn bổ phận của một người làm con. Chữ "hiếu" đã tròn, còn chữ "duyên" nàng đành nhờ cậy em gái, "xót tình máu mủ" mà chấp nhận mối duyên này.

Lời chấp nhận của Thúy Vân lúc này sẽ khiến Thúy Kiều hạnh phúc vô cùng, sự chấp nhận này giống như ban ơn. Cho "dù thịt nát xương mòn" thì vẫn có thể "ngậm cười chín suối". Bởi những lời lẽ chặt chẽ, đầy tính thuyết phục mà Thúy Vân chẳng có cách nào để từ chối được. 

Đọc những câu thơ này ta thấy được tình yêu sâu sắc mà Kiều dành cho Kim Trọng, thêm phần yêu mến Kiều khi nàng chấp nhận hy sinh hạnh phúc của bản thân để cứu lấy cha và em trai, nàng đã làm tròn chữ "hiếu" của một người con.

Đoạn trích "Trao duyên" của tác giả Nguyễn Du chính là bước mở đầu cho chuỗi ngày tháng đầy đau khổ sau này của nàng Kiều. Tuy 12 câu thơ đầu của đoạn trích ngắn ngủi nhưng cũng đủ cho ta thấy được tài năng nghệ thuật trong miêu tả cảnh và tâm trạng nhân vật của Nguyễn Du.

Xem thêm >>> Vẻ đẹp của ngôn ngữ nghệ thuật qua đoạn Trao duyên

                         Đề bài : Phân tích đoạn thơ “Trao duyên” của Nguyễn Du

Trên đây là dàn ý phân tích 12 câu đầu đoạn trích trao duyên và bài viết tham khảo phân tích 12 câu đầu trong đoạn trích trao duyên. Mong rằng bài viết sẽ giúp ích được nhiều cho quá trình học tập của bạn. Chúc các bạn học tập tốt <3

Copyright © 2021 HOCTAP247