Ôn tập về phân số

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Giải bài tập SGK trang 148, 149

Bài 1 SGK trang 148

a) Viết phân số chỉ phần đã tô màu của mỗi hình dưới đây:

b) Viết hỗn số chỉ phần đã tô màu của mỗi hình dưới đây:

Hướng dẫn giải:

a) Hình 1: \(\frac{3}{4}\)

Hình 2: \(\frac{2}{5}\)

Hình 3: \(\frac{5}{8}\)

Hình 5: \(\frac{3}{8}\)

b) Hình 1: \(1\frac{1}{4}\)

Hình 2: \(2\frac{3}{4}\)

Hình 3: \(3\frac{2}{3}\)

Hình 4: \(4\frac{1}{2}\)

Bài 2 SGK trang 148

Rút gọn các phân số:

\(\frac{3}{6};\frac{{18}}{{24}};\frac{5}{{35}};\frac{{40}}{{90}};\frac{{75}}{{30}}\)

Hướng dẫn giải:

  • \(\frac{3}{6} = \frac{{3:3}}{{6:3}} = \frac{1}{2}\)
  • \(\frac{{18}}{{24}} = \frac{{18:6}}{{24:6}} = \frac{3}{4}\)
  • \(\frac{5}{{35}} = \frac{{5:5}}{{35:5}} = \frac{1}{7}\)
  • \(\frac{{40}}{{90}} = \frac{{40:10}}{{90:10}} = \frac{4}{9}\)
  • \(\frac{{75}}{{30}} = \frac{{75:15}}{{30:15}} = \frac{5}{2}\)

Bài 3 SGK trang 149

Quy đồng mẫu số các phân số:

a) \(\frac{3}{4}\) và \(\frac{2}{5}\)

b) \(\frac{5}{12}\) và \(\frac{11}{36}\)

c) \(\frac{2}{3}\), \(\frac{3}{4}\) và \(\frac{4}{5}\)

Hướng dẫn giải:

a) \(\frac{3}{4} = \frac{{3 \times 5}}{{4 \times 5}} = \frac{{15}}{{20}}\)

\(\frac{2}{5} = \frac{{2 \times 4}}{{5 \times 4}} = \frac{8}{{20}}\)

b) \(\frac{5}{{12}} = \frac{{5 \times 3}}{{12 \times 3}} = \frac{{15}}{{36}}\)

Giữ nguyên phân số \(\frac{{11}}{{36}}\)

c) \(\frac{2}{3} = \frac{{2 \times 4 \times 5}}{{3 \times 4 \times 5}} = \frac{{40}}{{60}}\)

\(\frac{3}{4} = \frac{{3 \times 3 \times 5}}{{4 \times 3 \times 5}} = \frac{{45}}{{60}}\)

\(\frac{4}{5} = \frac{{4 \times 3 \times 4}}{{5 \times 3 \times 4}} = \frac{{48}}{{60}}\)

Bài 4 SGK trang 149

Điền dấu >, <, =  vào chỗ chấm:

\(\begin{array}{l}
\frac{7}{{12}}....\frac{5}{{12}}\\
\frac{2}{5}.....\frac{6}{{15}}\\
\frac{7}{{10}}....\frac{7}{9}
\end{array}\)

Hướng dẫn giải:

  • \(\frac{7}{{12}} > \frac{5}{{12}}\) (vì 7 > 5)
  • Ta có: \(\frac{2}{5} = \frac{{2 \times 3}}{{5 \times 3}} = \frac{6}{{15}}\)

Vậy \(\frac{2}{5} = \frac{6}{{15}}\) 

  • \(\frac{7}{{10}} < \frac{7}{9}\) (vì 10 > 9)

Bài 5 SGK trang 149

Viết phân số thích hợp vào vạch giữa \(\frac{1}{3}\) và \(\frac{2}{3}\) trên tia số:

Hướng dẫn giải:

Ta thấy: từ vạch 0 đến vạch 1 được chia thành 66 bằng nhau. Quy đồng hai phân số \(\frac{1}{3}\) và \(\frac{2}{3}\) với mẫu số chung là 66 ta có:

\(\frac{1}{3} = \frac{{1 \times 2}}{{3 \times 2}} = \frac{2}{6};\frac{2}{3} = \frac{{2 \times 2}}{{3 \times 2}} = \frac{4}{6}\)

Mà \(\frac{2}{6} < \frac{3}{6} < \frac{4}{6}\)

Do đó vạch ở giữa \(\frac{1}{3}\) và \(\frac{2}{3}\) ứng với phân số \(\frac{3}{6}\) hoặc phân số \(\frac{1}{2}\) (vì rút gọn phân số \(\frac{3}{6}\) ta được phân số tối giản \(\frac{1}{2}\)). 

1.2. Giải bài tập SGK trang 149, 150

Bài 1 SGK trang 149

Khoanh tròn vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:

Phân số chỉ phần đã tô màu của băng giấy là:

\(\begin{array}{l}
A.\frac{3}{4}\\
B.\frac{4}{7}\\
C.\frac{4}{3}\\
D.\frac{3}{7}
\end{array}\)

Hướng dẫn giải:

Băng giấy dc chia làm 7 phần bằng nhau, trong đó có 3 phần được tô màu, từ đó tìm được phân số chỉ số phần đã tô màu là \(\frac{3}{7}\)

Vậy phân số chỉ số phần đã tô màu là \(\frac{3}{7}\).

Chọn đáp án D.

Bài 2 SGK trang 149

Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:

Có 20 viên bi, trong đó có 3 viên bi nâu, 4 viên bi xanh, 5 viên bi đỏ, 8 viên bi vàng. Như vậy, \(\frac{1}{4}\) số viên bi có màu:

A. Nâu             B. Đỏ                 C. Xanh                D. Vàng

Hướng dẫn giải:

\(\frac{1}{4}\) số viên bi gồm số viên bi là:

\(20 \times \frac{1}{4} = 5\) (viên bi)

Vậy \(\frac{1}{4}\) số viên bi có màu đỏ

Chọn đáp án B

Bài 3 SGK trang 150 

Tìm các phân số bằng nhau trong các phân số sau:

\(\frac{3}{5};\frac{5}{8};\frac{{15}}{{25}};\frac{9}{{15}};\frac{{20}}{{32}};\frac{{21}}{{35}}\)

Hướng dẫn giải:

\(\frac{{15}}{{25}} = \frac{{15:5}}{{25:5}} = \frac{3}{5}\)

\(\frac{9}{{15}} = \frac{{9:3}}{{15:3}} = \frac{3}{5}\)

\(\frac{{20}}{{32}} = \frac{{20:4}}{{32:4}} = \frac{5}{8}\)

\(\frac{{21}}{{35}} = \frac{{21:7}}{{35:7}} = \frac{3}{5}\)

Vậy \(\frac{3}{5} = \frac{{15}}{{25}} = \frac{9}{{15}} = \frac{{21}}{{35}};\frac{5}{8} = \frac{{20}}{{32}}\)

Bài 4 SGK trang 150

So sánh các phân số:

a) \(\frac{3}{7}\) và  \(\frac{2}{5}\)

b)  \(\frac{5}{9}\) và  \(\frac{5}{8}\)

c)  \(\frac{8}{7}\) và  \(\frac{7}{8}\)

Hướng dẫn giải:

a) Ta có: \(\frac{3}{7} = \frac{{3 \times 5}}{{7 \times 5}} = \frac{{15}}{{35}};\frac{2}{5} = \frac{{2 \times 7}}{{5 \times 7}} = \frac{{14}}{{35}}\)

Vì \(\frac{{15}}{{35}} > \frac{{14}}{{35}}\) nên \(\frac{{3}}{{7}} > \frac{{2}}{{5}}\)

b) Ta có: \(\frac{{5}}{{9}} < \frac{{5}}{{8}}\)

c) Vì \(\frac{8}{7} > 1\); \(\frac{7}{8} < 1\) nên \(\frac{8}{7} > \frac{7}{8}\)

Bài 5 SGK trang 150

a) Viết các phân số \(\frac{6}{{11}};\frac{{23}}{{33}};\frac{2}{3}\) theo thứ tự từ bé đến lớn.

b) Viết các phân số \(\frac{8}{9};\frac{8}{{11}};\frac{9}{8}\)theo thứ tự từ lớn đến bé.

Hướng dẫn giải:

a) Quy đồng mẫu số các phân số. Chọn MSC là 33.

\(\frac{6}{{11}} = \frac{{6 \times 3}}{{11 \times 3}} = \frac{{18}}{{33}};\frac{2}{3} = \frac{{2 \times 11}}{{3 \times 11}} = \frac{{22}}{{33}}\)

Giữ nguyên phân số \(\frac{{22}}{{33}}\)

Vì \(\frac{{18}}{{33}} < \frac{{22}}{{33}} < \frac{{23}}{{33}}\) nên \(\frac{{6}}{{11}} < \frac{{2}}{{3}} < \frac{{23}}{{33}}\)

Vậy các phân số được viết theo thứ tự từ bé đến lớn như sau: \(\frac{6}{{11}};\frac{2}{3};\frac{{23}}{{33}}\)

b) Vì \(\frac{9}{8} > \frac{8}{9};\frac{8}{9} > \frac{8}{{11}}\) nên \(\frac{9}{8} > \frac{8}{9} > \frac{8}{{11}}\)

Vậy ta viết các phân số theo thứ tự từ lớn đến bé như sau:\(\frac{9}{8} ; \frac{8}{9} ; \frac{8}{{11}}\)

Hỏi đáp về Ôn tập về phân số

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp. Cộng đồng Toán HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Copyright © 2021 HOCTAP247