Phép cộng các số tự nhiên, phân số, số thập phân đều có các tính chất sau:
Tính chất giao hoán: a + b = b + a
Tính chất kết hợp: (a + b) + c = a + (b + c)
Cộng với 0: a + 0 = 0 + a = a
Bài 1 SGK trang 158
Tính
a) 889972 + 963088
b) \(\frac{5}{6} + \frac{7}{{12}}\)
c) \(3 + \frac{5}{7}\)
d) 926,83 + 549,67
Hướng dẫn giải:
a) 889972 + 96308 = 986280
b) \(\frac{5}{6} + \frac{7}{{12}} = \frac{{10}}{{12}} + \frac{7}{{12}} = \frac{{17}}{{12}}\)
c) \(3 + \frac{5}{7} = \frac{{21}}{7} + \frac{5}{7} = \frac{{26}}{7}\)
d) 26,83+549,67=1476,5
Bài 2 SGK trang 158
Tính bằng cách thuận tiện nhất:
a) (689 + 875) + 125 581 + (878 + 419)
b) \(\left( {\frac{2}{7} + \frac{4}{9}} \right) + \frac{5}{7};\frac{{17}}{{11}} + \left( {\frac{7}{{15}} + \frac{5}{{11}}} \right)\)
c) 5,87 + 28,69 + 4,13 ; 83,75 + 46,98 + 6,25
Hướng dẫn giải:
a)
\(\begin{array}{l}
(689 + 875) + 125 = 689 + (875 + 125)\\
= 689 + 1000 = 1689\\
581 + (878 + 419) = (581 + 419) + 878\\
= 1000 + 878 = 1878
\end{array}\)
b)
\(\begin{array}{l}
\left( {\frac{2}{7} + \frac{4}{9}} \right) + \frac{5}{7} = \left( {\frac{2}{7} + \frac{5}{7}} \right) + \frac{4}{9} = \frac{7}{7} + \frac{4}{9} = 1 + \frac{4}{9} = 1\frac{4}{9}\\
\frac{{17}}{{11}} + \left( {\frac{7}{{15}} + \frac{5}{{11}}} \right) = \left( {\frac{{17}}{{11}} + \frac{5}{{11}}} \right) + \frac{7}{{15}}{\mkern 1mu} {\kern 1pt} = \frac{{22}}{{11}} + \frac{7}{{15}} = 2 + \frac{7}{{15}} = 2\frac{7}{{15}}
\end{array}\)
c)
\(\begin{array}{l}
5,87 + 28,69 + 4,13 = (5,87 + 4,13) + 28,69\\
= 10 + 28,69 = 38,69\\
83,75 + 46,98 + 6,25 = (83,75 + 6,25) + 46,98\\
= 90 + 46,98 = 136,98
\end{array}\)
Bài 3 SGK trang 159
Không thực hiện phép tính, nêu dự đoán kết quả tìm x:
a) x + 9,68 = 9,68
b) \(\frac{2}{5} + x = \frac{4}{{10}}\)
Hướng dẫn giải:
a) x + 9,68 = 9,68
Suy ra x = 0, vì 0 cộng với số nào cũng bằng chính số đó.
b) \(\frac{2}{5} + x = \frac{4}{{10}}\)
Ta có: \(\frac{4}{{10}} = \frac{{4:2}}{{10:2}} = \frac{2}{5}\)
Từ đó ta có: \(\frac{2}{5} + x = \frac{2}{5}\)
Suy ra x = 0, vì 0 cộng với số nào cũng bằng chính số đó.
Bài 4 SGK trang 159
Vòi nước thứ nhất mỗi giờ chảy được \(\frac{1}{5}\) thể tích của bể, vòi nước thứ hai mỗi giờ chảy được \(\frac{3}{10}\) thể tích của bể. Hỏi khi cả hai vòi nước cùng chảy vào bể trong một giờ thì được bao nhiêu phần trăm thể tích của bể ?
Hướng dẫn giải:
Mỗi giờ cả hai vòi cùng chảy được số phần thể tích của bể là :
\(\frac{1}{5} + \frac{3}{{10}} = \frac{5}{{10}}\) (thể tích của bể)
\(\frac{5}{{10}} = 0,5 = 50{\rm{\% }}\)
Đáp số: 50% thể tích bể.
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp. Cộng đồng Toán HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
Copyright © 2021 HOCTAP247