Đề 1: Cảm nghĩ của anh chị về giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh (trích Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác).
Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận (khẳng định đoạn trích mang giá trị hiện thực sâu sắc).
Thân bài:
Luận điểm 1: Trình bày khái niệm giá trị hiện thực của một tác phẩm văn học.
Luận điểm 2: Biểu hiện của giá trị hiện thực trong đoạn trích
+ Đoạn trích đã phô bày bức tranh cuộc sống xa hoa quá mức nơi phủ Chúa.
-Khung cảnh, bài trí trong phủ Chúa.
-Cung cách sinh hoạt nơi đây.
+ Đoạn trích còn đào sâu cho người đọc nhận ra bản chất của cuộc sống xa hoa giàu có ấy.
-Nơi ở của thế tử.
-Căn bệnh của thế tử.
+ Nghệ thuật khắc họa : tự sự kết hợp miêu tả chi tiết, giọng văn lạnh lùng, không bình luận, cảm thán.
Luận điểm 3: Ý nghĩa, giá trị
+ Phản ánh thực tại xã hội phong kiến thời bấy giờ.
+ Thể hiện thái độ, cách đánh giá, phẩm chất tốt đẹp của tác giả.
Kết bài: Khẳng định lại vấn đề (Văn học luôn phản ánh những bức tranh đời sống,…)
Đề 2: Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua các bài Bánh trôi nước, Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương và Thương vợ của Trần Tế Xương.
Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận (Đề tài người phụ nữ là đề tài mà không nhiều các tác giả văn học trung đại nói đến; Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa đã được khắc họa rõ nét qua các bài thơ nói trên).
Thân bài:
Luận điểm 1: Số phận người phụ nữ Việt Nam xưa.
+ Số phận nhiều vất vả, cơ cực, nhiều lo toan, bươn chải (Thương vợ).
+ Số phận hẩm hiu, dở dang (Tự tình II).
+ Số phận long đong, chìm nổi, không có quyền tự định đoạt cuộc sống của mình (Bánh trôi nước).
Luận điểm 2: Vẻ đẹp người phụ nữ Việt Nam xưa.
+ Khẳng định: dù số phận nhiều cay đắng nhưng họ vẫn giữ những phẩm chất đẹp đẽ.
+ Đức hi sinh, sự tần tảo.
+ Khao khát yêu thương, khao khát hạnh phúc chính đáng.
+ Thanh cao, son sắt, không bị cay đắng cuộc đời làm vấy bẩn tâm hồn.
Kết bài: Khẳng định vấn đề (Mỗi nhà thơ, mỗi bài thơ có một cách thể hiện nhưng đều bày tỏ thái độ trân trọng, ngợi ca; Khẳng định tài năng, cá tính sáng tạo của hai tác giả).
Đề 3: Nhân cách nhà nho chân chính trong Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát (hoặc bài ca ngất ngưởng) của Nguyễn Công Trứ.
Mở bài: Giới thiệu vấn đề (Thơ ca trung đại luôn đề cập tới hình ảnh những nhà nho, khẳng định nhân cách cao đẹp ở họ , điều này được thể hiện trong Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát).
Thân bài:
Luận điểm 1: Nhà nho nhận ra được sự tù túng, bế tắc của con đường danh lợi tầm thường.
-Hình ảnh bãi cát dài.
-Hình ảnh người khách bộ hành đầy bế tắc, u uất, đau khổ.
Luận điểm 2: Nhà nho thể hiện thái độ chán ghét, khinh thường, xem nhẹ danh lợi và hành động chạy theo công danh phù phiếm.
Kết bài: Khẳng định vấn đề (Tài năng và tư tưởng của Cao Bá Quát – một nhà nho chân chính).
Copyright © 2021 HOCTAP247