Trang chủ Lớp 11 Soạn văn Lớp 11 SGK Cũ Viết bài làm văn số 2: Nghị luận văn học Anh chị hiểu và suy ngẫm được điều gì sâu sắc qua bài Lẽ ghét thương

Anh chị hiểu và suy ngẫm được điều gì sâu sắc qua bài Lẽ ghét thương

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Đề bài

Đề bài: Anh (chị) hiểu và suy ngẫm được điều gì sâu sắc qua bài Lẽ ghét thương

Hướng dẫn giải

    Lục Vân Tiên là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất trong đời thơ Nguyễn Đình Chiểu. Tác phẩm chứa đựng nhiều quan điểm triết lí của ông về cuộc sống và về con người. Đoạn trích Lẽ ghét thương đã phần nào thể hiện quan điểm của Nguyễn Đình Chiểu về cái yêu, cái ghét của ông. Qua đó đã để lại những suy ngẫm, bài học sâu sắc trong lòng người đọc.

    Đoạn trích nằm ở đầu tác phẩm Lục Vân Tiên, Vân Tiên cùng bạn đến kinh đô dự thi, vào một quán trọ họ tình cờ gặp Trịnh Hâm và Bùi Kiệm. Bốn người uống rượu, làm thơ, Trịnh Hâm không phục tài năng của Vân Tiên. Lúc này ông Quán xuất hiện nói về lẽ ghét thương của mình.

    Ông Quán là người đã từng dùi mài kinh sử, nên có suy ngẫm, quan điểm hết sức đúng đắn. Trước hết ông nói về những điều ông ghét. Ông lựa chọn những đời vua điển hình nhất cho sự độc ác, thối nát của lịch sử Trung Quốc: Vua Kiệt, Vua Trụ, U Vương – tên vua nổi tiếng háo sắc, Ngũ bá – năm lãnh chúa của năm nước chư hầu thời Xuân Thu; vua và lãnh chúa ở cuối đời Đường. Bọn chúng đều là những kẻ độc ác, không quan tâm đến đời sống nhân dân, chỉ lo ăn chơi, hưởng lạc, vơ vét của cải của nhân dân, đẩy dân vào cảnh lầm than, cực khổ.

    Ông ghét những kẻ hại dân, hại nước và cũng rất thương những con người có tài năng, đức hạnh sinh nhầm thời, tài đức bị vùi dập: Đức thánh Khổng Tử - ông tổ của Nho giáo, thầy Nhan Tử học trò giỏi nhất của Không Tử, nhà thơ Đào Uyên Minh tình tình cao thương, không mưu cầu danh lợi, từ quan về ở quân vì ông không chịu khom lưng, uốn gối,… Đó cũng là những vị quân tử nổi tiếng của Trung Quốc cổ đại. Ông Quán thương họ, bởi họ đều là những con người tài đức nhưng lại không được trọng dụng: Khổng Tử đi khắp các nước tìm cách thực hiện đạo của mình mà không được; Nhan Tử học giởi nhưng mất sơm, Khổng Minh nổi tiếng mưu lược nhưng đến khi chết sự nghiệp vẫn chưa thành, Đào Tiềm học rộng, thơ văn lỗi lạc, đang làm quan ông từ quan về quê vì không chịu nổi cảnh phải khụy nụy. Qua đó, Nguyễn Đình Chiểu gửi gắm ít nhiều tâm sự của mình pử đây. Nguyễn Đình Chiểu cũng là một nhà nho, mang trong mình hoài bão giúp đời, giúp nước nhưng cuộc đời ông lại gặp quá nhiều chông gai, bất hạnh, thêm vào đó đúng vào thời buổi nhiễu nhương, số phận của ông cũng có những nét tương đồng với những nhân vật linh sử kia. Qua những lời ông Quán ta có thể thấy Nguyễn Đình Chiểu quan tâm đến cuộc sống lầm than của nhân dân và số phận bất hạnh của nhiều hiền tài khi sinh ra không đúng thời.

    Qua bài Lẽ ghét thương, chúng ta có thể thấy rằng, yêu và ghét vốn là hai trạng thái tâm lí đối nghịch nhau nhưng lại luôn tồn tại song song với nhau. Ghét đồng thời cũng xuất phát từ tình yêu thương, như Nguyễn Đình Chiểu ông ghét những tên vua độc ác bởi ông thương người dân vô tội, sống lầm than, cực khổ, ông thương những người hiền tài sinh bất phùng thời, không thể cống hiến cho đất nước.

    Bằng những lời lẽ mộc mạc, giản dị nhưng đầy tình cảm cảm xúc, ông Quán đã thay lời Nguyễn Đình Chiểu thể hiện quan điểm về cuộc đời, xã hội. Lẽ ghét của ông cũng xuất phát từ chính tình yêu thương với nhân dân, với ngươi tài. Bởi yêu quý, kính trọng họ nên ông mới căm ghét những kẻ làm cuộc sống của họ thêm phần cực khổ. Bài thơ đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.

Copyright © 2021 HOCTAP247