CHIỀU CẦU HIỀN - Ngô Thì Nhậm
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả – Ngô Thì Nhậm (1764 – 1803) hiệu Hi Doãn.
– Ông sinh ra trong Thanh Oai, trấn Sơn Nam (nay thuộc Thanh Trì – hà Nội).
– Ông đỗ tiến sĩ và từng làm quan dưới thời Lê Cảnh Hưng.
– Sau đó nhà Lê sụp đổ, Ngô Thì Nhậm là người có đầu óc và tiên tiến cho nên khi triều đại sụp đổ ông không trung thành một cách mù quáng mà đi theo nghĩa quân Tây Sơn.
– Sau khi vua Quang Trung lên ngôi Ngô Thì Nhậm đã theo Quan Trung cùng ông góp phần vào xây dựng đất nước.
2. Tác phẩm.
– Hoàn cảnh sáng tác: bài chiếu được viết nhằm để ban bố đến toàn dân thiên hạ về sự thắng lợi của nghĩa quân Tây Sơn và mong muốn của nhà. vua cầu hiền tài để cùng vua xây dựng đất nước. Ngô Thì Nhậm đã thay vua Quang Trung viết bài cáo này để ban bố khắp thiên hạ.
– Nhan đề: hiền là hiền tài những người tài giỏi có đức. Chiếu cầu hiền là chiêu mộ người tài về giúp nước.
– Bố cục: 3 phần:
• Phần 1: từ đầu đến ý trời sinh ra người hiền vậy: nói lên vai trò của người hiền tài đối với vua và đất nước.
• Phần 2: tiếp đến buổi ban đầu của trẫm hay sao: cách ứng xử của người hiền tài và nhu cầu cần người hiền tài của đất nước.
• Phần 3: còn lại: đường lối cầu hiền của vua Quang Trung.
II. Tìm hiểu chi tiết.
1. Vai trò của người hiền tài.
– Khái niệm người hiền tài được nho giáo chỉ rõ, hiền tài là chỉ những người vừa có tài trí lại vừa có đức độ có thể giúp vua trị vì thiên hạ làm cho thiên hạ thái bình.
– Trong bài chiếu người hiền được ví như sao sáng thể hiện sự tôn trọng của nhà vua dành cho các bậc hiền tài trong thiên hạ.
– Người hiền tài có vai trò vô cùng quan trọng đối với vua và vận mệnh của đất nước:
• Tác giả đã mượn quy luật tự nhiên để nói về mối quan hệ giữa hiền tài và vua. Hiền tài là sao sáng còn vua là sao Bắc Thần, ngôi sao nào cũng chầu về sao Bắc Thần.
• Theo quy luật xã hội thì người hiền tài ắt phải chầu về nơi vua giúp vua trị vì đất nước hòa bình.
-> Với cách lập luận ấy cho thấy người hiền về phụng sự cho nhà vua là một điều hợp quy luật, là ý trời, nếu trái với ý trời là trái với đạo lý trên đời. Có thế nói đây là cách lập luận vô cùng sắc bén và giàu sức thuyết phục.
2. Cách ứng xử của người hiền tài khi vua Quang Trung lên ngôi.
a. Cách ứng xử của người hiền tài.
– Những người hiền tài thì do một chữ trung với triều đại cũ mà không chịu ra giúp sức cho vua mới.
– Đa số mọi người đều trốn tránh vua, về quê ở ẩn.
– Những người chịu ra làm quan thì sợ hãi nên im lặng không mang hết tài năng của mình ra phụng sự đất nước
-> Lời kể ra như một sự trách móc nhẹ cũng như muốn chỉ đường rõ lối cho các kẻ sĩ đi đúng đường, vận dụng tài năng trời ban của mình để giúp ích cho tổ quốc.
b. Cách ứng xử của nhà vua.
– Vua Quang Trung quả là một người hiền, ông lên làm vua không bạo lực bắt bớ mà thuyết phục bằng sự chân thành.
– Ông rất yêu quý các hiền tài cũng như lo cho vận mệnh của đất nước.
– Nhà vua tự cho mình là ít đức khiêm tốn hòng mong cho các hiền tài hiểu được tấm chân tình vì dân vì nước của mình.
-> Quả là một ông vua đức độ và biết điều. Biết lấy lòng người khác và thuyết phục bằng tấm chân tình của mình.
c. Tình hình đất nước lúc bấy giờ.
– Triều chính chưa ổn định.
– Biên ải chưa yên.
– Dân còn yếu chưa hồi sức sau chiến tranh.
– Đức của vua chưa thấm nhuần khắp nơi.
-> Đây là một thời gian bắt đầu vô cùng khó khăn.
– Chính vì thế nên mới cần người hiền tài để giúp vua trị nước.
– Một lần nữa tác giả khẳng định vai trò của hiền tài.
-> Nói chung đoạn này muốn nói đến cách ứng xử của hiền tài Bắc thần với thời đại vua Quang Trung. Đồng thời cũng thể hiện được tấm lòng của vua Quang Trung. Và tình hình đất nước yêu cầu cần phải có hiền tài giúp sức.
3. Đường lối cầu hiền của vua Quang Trung.
– Tất cả mọi tầng lớp đều được quyền tiến cử người hiền tài.
– Các quan được phép tiến cử người có tài nghệ.
– Mọi người có quyền được tự tiến cử.
– Bài chiếu kết thúc bằng một lời động viên hiền tài.
-> Đây là một điều dân chủ mà Quang Trung làm cho đất nước. Quang Trung quả là một vị vua có tư tưởng tiến bộ.
III. Tổng kết
– Bài chiếu đạt tới sức thuyết phục cao, lập luận chặt chẽ vừa hợp tình vừa hợp lý thể hiện sự chân thành của nhà vua muốn mời những người hiền tài ra làm quan giúp nước, giúp vua. Qua đây cũng khẳng định thể vai trò quan trọng của hiền tài với đất nước.
Copyright © 2021 HOCTAP247