Hướng dẫn soạn bài Chiếu cầu hiền

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Câu 1. Anh (chị) hãy cho biết bài chiếu gồm có mấy phần và nội dung của mỗi phần. Từ đó, hãy khái quát nội dung chính của một văn bản "cầu hiền". 

 

         Bài Chiếu cẩu hiến gồm có 3 phần: 

      Phẩn 1: Từ đầu đến "... trời sinh ra người hiền vậy*: Thiên chức của người hiến là giúp vua giúp nước.

       Phần 2: Từ Trước đáy thời thế... cda trảm hay sao?: Thối độ của nho sĩ Bấc Hà trước việc vua Quang Trung dem quân ra Đắc diệt nhà Trịnh. Thái dộ thành Um khiêm tốn nhưng rất kiên quyết trong việc cầu hiền của vua Quang Trung.

       Phần 3: Phần còn ỉại: Con dường cầu hiển hết sức rộng mở cùa vua Quang Trung với các biện pháp cụ thể và dễ làm.   

Câu  2. Hãy cho biết: Bài chiếu được viết nhằm đối tượng nào? Các luận điểm đưa ra để thuyết phục là gì? Có phù hợp với đối tượng không? Nhận xét về nghệ thuật lập luận của bài chiếu.
    Chiếu hiền chiểu do Ngô Thì Nhậm thay lời vua Quang Trung viết nhằm kêu gọi những người tài đức ra tham chính làm việc với tân triều giúp nước, giúp dân.

   Như phần trên đã nói Cầu hiền chiếu chủ yếu nhằm thuyết phục sĩ phu Bắc Hà, tức là các trí thức của triều đại cũ Lê Trịnh ra cộng tác với triều đại Tây Sơn.

   Nhằm đối tượng như thế nên tác giả đã mở đầu bài chiếu bằng lời của Khổng Tử trong sách luận ngữ: ‘Vị chinh dĩ đức, thi như Bắc Thẩn, cư kì sở, chủng tinh củng chi” (Lấy đức mà cai trị đất nước, giông như sao Bắc Đẩu giữ đúng vị trí của. mình, các ngôi sao khác sẽ châu về). Điều này nhâ't định sẽ có tác dụng thuyết phục rất lớn đốì với nho sĩ Bắc Hà, nhừng kẻ dã dồi mài kinh sử nơi cửa Khổng sân Trình thân thuộc.

   Tiếp đó, trước việc vua Quang Trung đem đại quân ra Bắc diệt nhà Trịnh phá quân Thanh xâm lược, một số bề tôi của nhà Lê hoặc mang tư tưởng trung quân lỗi thời, hoặc sợ hãi chưa hiểu triều đại mới nên có người đã bỏ trôn, có người đi ở ẩn, hoặc tự tử... Tác giả thật tinh tế khi không kể trực tiếp những thái độ ấy mà lại dùng các hình ảnh gõ mõ canh cửa, ra biển vào sông, chết đuối trên cạn... nhẹ nhàng kín đáo và tế nhL

   Lời lẽ tiếp theo của bài chiếu cho thấy nhà vua thật thành tâm, khiêm nhường nhưng rất kiên quyết trong việc cầu hiền. Điều này thể hiện ngay trong cách nhận định tình hình chân xác: “trời còn tăm tôi", “vừa mới mở ra”, còn nhiều khiếm khuyết. Và cả trong cách suy nghĩ: “Một cái cột không thể đỡ nổi một căn nhà lớn, mưu lược một người không thề dựng nghiệp trị bình”... mới thật là khiêm tốn biết bao. Thái độ kiên quyết trong việc cầu hiền của nhà vua thể hiện đậm nét trong dòng nghĩ suy còn lại của người.

    Nghệ thuật lập luận trong văn bản: Ngô Thì Nhậm đã dùng những lập luận đầy đủ, thấu đáo và sắc sảo để chỉ ra cho người hiền tài thấy được trách nhiệm của họ với đất nước, đồng thời thể hiện được nhân cách và phẩm chất của vua Quang Trung. Vừa lên ngôi nhưng vua Quang Trung đã có chính sách rất đúng đắn là trọng dụng nhân tài. Bài có bố cục hợp lí theo một logic chặt chẽ, lần lượt trình bày các nội dung:

+ Khẳng định vấn đề: Người tài phải ra giúp nước mới hợp ý trời. Đó cũng là điều Khổng Tử đã nói.

+ Thái độ của kẻ sĩ Bắc Hà đối với Tây Sơn: Chưa nhiệt tình ủng hộ. Từ đó chỉ ra tính chất của thời đại và vai trò của người hiền tài đối với đất nước.

+ Vạch ra các con đường để người hiền tài ra cống hiến cho đất nước

Câu 3. Qua bài chiếu anh (chị) hãy nhận xét về tư tưởng, tình cảm của vua Quang Trung.

    Qua Cầu hiền chiếu người đọc hiểu được chủ trương cầu hiền đúng đắn của vua Quang Trung sau ngày dẹp yên thù trong giặc ngoài. Từ đó thấy được tầm nhìn xa trông rộng và tâm huyết vì nước vì dân cùa nhà vua. 

Copyright © 2021 HOCTAP247