Với tác phẩm Người cầm quyền khôi phục uy quyền của nhà văn Vich to - Huy Gô, xin gửi đến các bạn bài Soạn Người cầm quyền khôi phục uy quyền đầy đủ và chi tiết nhất ngay sau đây!
Gồm 2 phần:
Phần 1: Từ đầu....Phăng-tin tắt thở
Nội dung: Gia-ve biết thân phận của ông thị trưởng Ma-đơ-len chính là tên tù khổ sai Giăng Van-giăng đến bắt ông và gây nên cái chết của Phăng tin
Phần 2: Còn lại
Nội dung: Giăng Van-giăng tìm lại uy quyền của mình
Xem thêm Tóm tắt trích đoạn Người cầm quyền khôi phục uy quyền
Phân tích phần kết đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền
Phân tích nhân vật Giăng Van-giăng trong Người cầm quyền khôi phục uy quyền
Nghệ thuật đối lập hai nhân vật Giăng Van-giăng và Gia-ve qua đối thoại, qua hành động.
a, Chân dung và những nét tính cách của nhân vật Gia-ve:
- Hắn có một bộ mặt rất chi là gớm ghiếc
- Điệu cười thì ghê tởm, phô cả toàn bộ hàm răng
- Giọng nói thì không khác nào một con thú gầm
=> Tác giả khắc họa nhân vật này như một con thú quái ác, ghê sợ
b, Ngôn ngữ và hành động của Gia ve khi tới gặp Giăng Van-giăng và Phăng-tin:
- Khi gặp nhân vật Giăng Van-giăng
+ Ngôn ngữ: vẫn là cái giọng như thú gầm của hắn, lại còn xưng hô mày và tao
=> Cho thấy thái độ hách dịch của hắn
+ Hành động: hắn túm lấy cổ áo của Giăng Van-giăng mà hét loạn cả lên
- Khi gặp nhân vật Phăng-tin:
+ Ngôn ngữ: Gia-ve quát Phăng tin và chửi
+ Hành động: Hắn nói hết mọi chuyện về con gái của Phăng-tin cho Phăng-tin nghe
=> Tất cả những hành động của Gia-ve được lột tả như một con thú thô bạo, vô cảm trước nỗi đau của người khác, hành động và cư xử không giống một con người
=> Nghệ thuật của tác giả: so sánh, ẩn dụ, miêu tả....
a, Tính cách của Giăng Van-giăng được thể hiện thông qua đoạn trích:
- Vì muốn cứu người đã bị bắt oan nên Giăng Van-giăng đi tự thú.
- Sẵn sàng bị bắt.
- Cố gắng kéo dài thời gian đề tìm con gái cho Phăng-tin
b, Giăng Van-giăng là một con người đối lập với cái ác:
- Giọng nói của anh được miêu tả:
+ Khi đối đáp với Gia-ve: thể hiện sự tế nhị, nhẹ nhàng nhưng vẫn rất uy quyền.
+ Khi trò chuyện với Phăng-tin: thì có thái độ quan tâm, lịch thiệp giúp đỡ
- Về hành động của nhân vật này:
+ Đối với Gia-ve: Khi Gia-ve đến, anh biết rõ mục đích của hắn nên thái độ ban đầu là cúi xuống xin, sau đó trước sự thô bạo của Gia-ve, Giăng Van-giăng đã cầm gậy, trừng mắt nhìn hắn
+ Đối với Phăng-tin: bày tỏ thái độ ân cần, hỏi han
=> Mục đích: Giăng Van-giăng có những thái độ và hành động như vậy bởi vì muốn cố gắng giữ bí mật chuyện chưa tìm được Cô-dét cho Phăng-tin và lo lắng rằng Phăng-tin bị sốc khi biết chuyện về con gái.
c, Giăng Van-giăng qua sự miêu tả gián tiếp
- Thể hiện thông qua lời cầu cứu của Phăng-tin với Giăng Van-giăng.
- Cảnh bà xơ Xem-pli-xơ chứng kiến cái chết của Phăng-tin.
=> Giăng Van-giăng là một người có sức mạnh tựa như một đấng cứu thế, có thể cứu rỗi cho số phận con người khốn khổ, cũng là điều mà nhà văn muốn gửi gắm vào nhân vật này
Ý nghĩa của thủ pháp đối lập mà tác giả sử dụng:
- Khắc họa sự đối lập giữa thiện và ác
- Bày tỏ thái độ và quan niệm sống
- Nhà văn miêu tả Gia-ve với những cử chỉ, lời nói như một con thú sắp vồ mồi ("Mau lên" nghe như tiếng "thú gầm"; "phóng vào Giăng Van-giăng cặp mắt nhìn như cái móc sắt"; "túm lấy cổ áo..."; "hắn cười phá lên, cái cười ghê tởm phô ra tất cả hai hàm răng"...)
- Gia-ve mang trong mình cái dã tâm của một loài thú, thể hiện qua chi tiết hắn quát tháo Phăng-tin khi cô đang bệnh nặng, lại còn dùng lời kích động mạnh khiến cho Phăng-tin đột tử
- Khi Phăng-tin chết "trong nét mặt và dáng điệu ông cho thấy một nỗi thương xót khôn tả".
- Lời thì thầm bên tai người đã chết là những lời hứa và Giăng Van-giăng đã thực hiện lời hứa sau đó.
Đoạn văn từ câu “Ông nói gì với chị?” .....“có thể là những sự thực cao cả” là phát ngôn của Victo - Huy gô.
Tác giả đã chêm xen lời bình luận của mình vào tác phẩm.
Tác dụng trong đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền:
- Thể hiện quan điểm cùng với tư tưởng của nhà văn: cái thiện sẽ chiến thắng cái ác, con người với trái tim yêu thương có thể đánh đổ được cái ác, sự cường quyền.
- Dù trong hoàn cảnh nào thì con người chân chính vẫn có thể đầy lùi được cái ác và hướng về tương lai tươi sáng.
Nghệ thuật lãng mạn chủ nghĩa thể hiện qua những chi tiết:
- Phăng-tin đã chết rồi nhưng khi nghe những lời thì thầm của Giăng Van-giăng thì vẫn nở nụ cười trên đôi môi
- Khi Giăng Van-giăng sửa sang thi thể Phăng-tin như "một người mẹ sửa sang cho con" thì "gương mặt Phăng-tin như sáng rỡ lên một cách lạ thường".
Nhà văn càng làm nổi bật lên hình tượng nhân vật Giăng Van-giăng qua những chi tiết giàu tính lãng mạn chủ nghĩa này.
Thông qua bài Soạn Người cầm quyền khôi phục uy quyền, hy vọng đây sẽ là một tài liệu hữu ích dành cho các bạn. Chúc các bạn học tốt!
Copyright © 2021 HOCTAP247