Dàn bài Ý nghĩa nhan đề người cầm quyền khôi phục uy quyền chi tiết. Đặc biệt có mẫu mở bài, kết bài cơ bản đủ ý cho Người cầm quyền khôi phục uy quyền của Vích-to Huy-gô (trích “Những người khốn khổ”) sách giáo khoa lớp 11 tập 2.
Ý nghĩa nhan đề người cầm quyền khôi phục uy quyền
- Giới thiệu tác giả: Vích-to Huy-gô
(Năm sinh, năm mất, đặc trưng sáng tác,...)
- Giới thiệu tác phẩm: Những người khốn khổ
(Năm sáng tác, nội dung chính, ý nghĩa,...)
- Giới thiệu đoạn trích: Người cầm quyền khôi phục uy quyền
(Vị trí đoạn trích, nội dung chính,...)
Xem thêm:
Soạn người cầm quyền khôi phục uy quyền sách giáo khoa 11 chi tiết nhất
Phân tích nhân vật Giăng- văn- giăng trong người cầm quyền khôi phục uy quyền
Vích-to Huy-gô (1802 - 1805) là một thiên tài văn, thơ, viết kịch theo chủ nghĩa lãng mạn của Pháp. Các tác phẩm của ông được biết đến rộng rãi trên toàn thế giới, bao gồm cả Việt Nam, tiêu biểu như: tiểu thuyết “Nhà thờ Đức Bà Paris”, tiểu thuyết “Những người khốn khổ”, thơ “Lá thu”, kịch “Héc-na-ni”,...
Trong đó, tiểu thuyết “Những người khốn khổ” (1862) đã đóng góp không ít cho thành công của Vích-to Huy-gô, đưa ông thành tiểu thuyết gia của công chúng. Cuốn tiểu thuyết được chia làm 5 phần xoay quanh cuộc đời nhân vật chính - Giăng Van-giăng. Đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” nằm ở cuối phần thứ nhất, mang giá trị cao về nội dung nhân đạo lẫn ý nghĩa nhan đề sâu sắc.
Giới thiệu về Vich- to Huy- gô- một thiên tài thơ văn
(Vì muốn cứu một nạn nhân bị Gia-ve bắt oan, Giăng Van-giăng buộc phải tự thú mình là ai và Ma-đơ-len chỉ là một cái tên giả. Bởi vậy, ông phải đến từ giã Phăng-tin trong khi nàng chưa biết về sự thật tàn nhẫn... )
Nhan đề Người cầm quyền khôi phục uy quyền có hai lớp nghĩa
- Lớp nghĩa thứ nhất:
Gia-ve hiện thân của một con thú dữ, là người của nhà nước, có chức vụ, có quyền lực. Không lâu trước đó hắn đã bị thị trưởng Ma-đơ-len khuất phục. Nhưng hôm nay, không có thị trưởng Ma-đơ-len chỉ có tên tội phạm truy nã Giăng Van-giăng. Quyền lực đã một lần nữa trả về với hắn. Tại đây, hôm nay hắn là “người cầm quyền khôi phục uy quyền”.
(Đây chỉ là cách hiểu bình thường, bề nổi trên mạch truyện. Thông qua cách tác giả miêu tả ngoại hình Gia-ve: giọng nói “tiếng thú gầm”, cặp mắt “như cái móc sắt”, cái cười “là một con cọp”,... có thể thấy rằng hắn không phải là người tốt đẹp gì, tuyệt đối không phải là nhân vật phù hợp cho hình mẫu “người cầm quyền” trong lòng người danh nhân văn hóa nhân loại.)
Xem thêm:
Top 3 bài tóm tắt người cầm quyền khôi phục uy quyền lớp 11 hay nhất
Soạn Đây thôn Vĩ Dạ ngắn gọn nhất
- Lớp nghĩa thứ hai:
Giăng Van-giăng hiện thân của tình yêu thương. Phần đầu đoạn trích, có thể Giăng Van-giăng đã rơi vào thế bị động, đầu hàng, chấp nhận chịu trói, vẻ nhún nhường, yếu đuối trước Gia-ve. Nhưng khi Phăng-tin đột ngột qua đời vì sự bức ép tàn ác của Gia-ve, sự lương thiện, chính nghĩa trong ông đã không thể giữ im lặng. Nó bộc phát và trở thành thứ vũ khí uy quyền cho Giăng Van-giăng. Cuối cùng đối mặt với con người uy quyền này, Gia-ve - tên ích kỉ, hèn nhát - cũng chỉ biết khuất phục theo điều ông nói.
Phân tích chi tiết ý nghĩa nhan đề bài người cầm quyền khôi phục uy quyền
(Theo lẽ thường, Giăng Van-giăng giờ đây không phải là ngài thị trưởng nào cả, chỉ là một người tù khổ sai chờ người đến bắt đi, hoàn toàn không có quyền hành, tiếng nói. Song, theo dõi cả cuốn tiểu thuyết hay chỉ từ đầu đoạn trích cũng thấy được rằng Giăng Van-giăng như một ánh sáng của tình thương với người nghèo khổ: lĩnh án tù vì người cháu đói, hạ mình với Gia-ve chỉ để tìm con cho Phăng-tin, dịu dàng thì thầm với linh hồn Phăng-tin, …
“Người cầm quyền” thực sự khi “khôi phục uy quyền” có thể khiến bất kỳ ai tuân theo lời mình, tên thú dữ cũng phải lùi bước, người đã mất cũng có thể nở nụ cười).
Xem thêm:
Soạn bài chiều tối lớp 11 ngắn gọn nhất
Soạn bài Tràng Giang của nhà thơ Huy Cận chi tiết nhất
Gia-ve: quyền lực mất rồi lại có. Khi có quyền lực, hống hách tàn ác chèn ép người yếu, vẫn chùn bước trước người tù khổ sai có trái tim thiện lành.
Giang Van-giăng: quyền lực có rồi lại mất. Quyền lực của thị trưởng mất đi để cứu lấy một nạn nhân bị bắt oan. Dù không có quyền lực vẫn khiến mọi người cúi đầu trước mình, dùng quyền lực để người đã mất ra đi trong thanh thản.
Kết bài cho bài phân tích nhan đề người cầm quyền khôi phục uy quyền
- Cái thiện luôn thắng cái ác
- Tài năng, nhân đạo của tác giả
(Giăng Van-giăng tuy là mất đi quyền lực nhưng cũng là giữ nguyên quyền lực.
Vì trong tim ông vẫn luôn là cái thiện, là tình người. Nó cho ông cái quyền yêu thương, quyền hạnh phúc chứ không phải là quyền lực của một ngài thị trưởng.
Tác giả muốn đưa đến cho người đọc thông điệp cái thiện luôn chiến thắng cái ác dù là trong hoàn cảnh, thời điểm nào. Trong xã hội nào cũng sẽ tồn tại cái ác, nó gây nên sự chèn ép, bất công cho tầng lớp dưới. Nhưng khi từ trong tầng lớp dưới, cái thiện vẫn tỏa ra hơi ấm, tia sáng sưởi ấm những người cùng khổ, đánh bại cái ác lớn mạnh.
Vích-to Huy-go đã thành công trong việc đặt nhan đề cho đoạn trích. Nó khiến cho người đọc cái nhìn thấu đáo hơn về quyền lực, quyền uy mà người cầm quyền khôi phục chỉ là tạm thời, “trên đời, chỉ một điều ấy thôi đó là yêu thương nhau” mới là vĩnh viễn.)
Trên đây là hướng dẫn làm văn Ý nghĩa nhan đề người cầm quyền khôi phục uy quyền chi tiết, có câu văn gợi ý cho từng phần được CungHocVui biên soạn. Chúc các bạn ngày càng yêu thích và học tốt môn Văn. Đừng quên tham khảo thêm các bài soạn văn 11 khác nhé.
Copyright © 2021 HOCTAP247