Gọi M là điểm mà tại đó cường độ điện trường bằng 0.
\(\vec{E_1},\vec{E_2}\) là vectơ cường độ điện trường do \(q_1,q_2\) gây ra tại M.
Ta có: \(\vec{E_1}+\vec{E_1}=\vec{E_M}=\vec{0}\)
Suy ra: \(\vec{E_1}=-\vec{E_2}\)
\(\Rightarrow \vec{E_1},\vec{E_2}\) cùng phương, ngược chiều và có cùng độ lớn.
\(\Rightarrow \) M nằm trên đường thẳng nối \(q_1,q_2\) và nằm ngoài đoạn thẳng AB (gần \(q_1\)).
Về độ lớn: \(E_1=E_2\).
\(\Leftrightarrow k \dfrac{\left | q_1 \right |}{\varepsilon r_1^2}=k \dfrac{\left |q_2 \right |}{\varepsilon r_2^2} \Leftrightarrow \left | q_1 \right |r_2^2=\left | q_2 \right |r_1^2 \Leftrightarrow 3.10^{-8}r_2^2=4.10^{-8}r_1^2\)
\(\Leftrightarrow r_2=\dfrac{2}{\sqrt{3}}r_1\) (1)
Đồng thời: \(r_2-r_1=10.10^{-2}\) (2)
Từ (1) và (2) giải ra được: \(r_2=0,7464m=74,64cm\)
\(r_1=0,6464m=64,64cm\)
Vậy M cách \(q_1\) một đoạn 64,64cm.
Tại điểm M có điện trường thành phần nhưng các vectơ cường độ điện trường thì cân bằng nhau.
Copyright © 2021 HOCTAP247