Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Đề bài

Cho mạch điện như hình 11.3. Trong đó nguồn điện có ξ = 6V và có điện trở trong không đáng kể. Các điện trở R1 = R2  = 30 Ω; R3 = 7,5 Ω

 

a) Tính điện trở mạch tương đương Rcủa mạch ngoài.

b) Tính cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở mạch ngoài.

Hướng dẫn giải

Áp dụng công thức tính điện trở tương đương của mạch mắc song song :\({1 \over {{R_N}}} = {1 \over {{R_1}}} + {1 \over {{R_2}}} + {1 \over {{R_3}}}\)

Công định luật ohm của đoạn mạch : \({I} = {U \over {{R}}}\)

Lời giải chi tiết

a)Do ba điện trở mắc song song với nhau do đó điện trở mạch ngoài được xác định bằng biểu thức 

\({1 \over {{R_N}}} = {1 \over {{R_1}}} + {1 \over {{R_2}}} + {1 \over {{R_3}}} = {1 \over {30}} + {1 \over {30}} + {1 \over {7,5}} = {1 \over 5}\)

\(=  > {R_N} = 5\Omega \)

b) Vì điện trở trong không đáng kể và 3 điện trở mắc song song nên hiệu điện thế qua mối điện trở là bằng nhau và bằng 6V

Cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở mạch ngoài lần lượt là 

\({I_1} = {U \over {{R_1}}} = {6 \over {30}} = 0,2A;\)

\({I_2} = {U \over {{R_2}}} = {6 \over {30}} = 0,2A;\)

\({I_3} = {U \over {{R_3}}} = {6 \over {7,5}} = 0,8A\)

Copyright © 2021 HOCTAP247