Bài 57 sách giải tích 12 nâng cao trang 117

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Đề bài

Bài 57. Trên hình bên cho hai đường cong (\({C_1}\)) (đường nét liền) và (\({C_2}\)) (đường nét đứt) được vẽ trên cùng một mặt phẳng tọa độ. Biết rằng mỗi đường cong ấy là đồ thị của ột trong hai hàm số lũy thừa \(y = {x^{ - 2}}\) và \(y = {x^{ - {1 \over 2}}}\,\,\left( {x > 0} \right)\). Chỉ dựa vào tính chất của lũy thừa, có thể nhận biết đường cong nào là đồ thị của hàm số nào được không?
Hãy nêu rõ lập luận.

Hướng dẫn giải

Giả sử (\({C_1}\)) và (\({C_2}\)) theo thứ tự là đồ thị của hàm số \(y = {x^\alpha }\) và \(y = {x^\beta }\) ( \(\alpha \) và \(\beta \) là -2 hoặc \( - {1 \over 2}\)). Trên đồ thị, ta thấy trên khoảng \(\left( {1; + \infty } \right)\), đường cong (\({C_2}\))nằm trên đường cong (\({C_1}\)), nghĩa là khi x > 1 ta có bất đẳng thức \({x^\beta } > {x^\alpha }\). Vậy \(\beta  =  - {1 \over 2}\) và \(\alpha  =  - 2\).
Vậy đường (\({C_1}\)) là đồ thị của hàm số \(y = {x^{ - 2}}\), (\({C_2}\)) là đồ thị hàm số \(y = {x^{ - {1 \over 2}}}\).

Copyright © 2021 HOCTAP247