Viết bài văn biểu cảm về cây tre Việt Nam
Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn làm sáng tỏ nội dung lý thuyết về bài văn biểu cảm về cây tre!
Từ bao đời nay, cây tre gắn bó với người dân Việt Nam trở thành một biểu tượng truyền thông của Văn hóa Việt Nam chúng tôi. Hôm nay, tôi mời các bạn bè quốc tế đến với đất nước Việt Nam để hiểu thêm về hình ảnh cây tre trong đời sống con người Việt Nam chúng tôi.... Tre là một nhóm thực vật thân xanh đa niên thân gỗ, rễ chùm, bên trong rỗng, phân thành nhiều đốt, trên thân tre có các mấu mắt. Tre thuộc Bộ Hòa thảo, Phân họ Tre, Tông Tre (Bambuseae), một số loài của nhóm này rất lớn, và được coi là lớn nhất trong Bộ Hòa thảo. Tre cũng là một loại thực vật có hoa, nhưng chỉ nở hoa một lần duy nhất vào lúc cuối đời. Thường thì tre có thời gian nở hoa trong khoảng 5 - 60 năm một lần. Hoa tre có mùi hương hơi nồng và có màu vàng nhạt như màu đất. Tre nhỏ thì cao khoảng 2-3 mét còn có những cây già cao tới 5 mét.Lá tre nhỏ, thon, dẹp, thuôn nhọn về phía đầu, sắc. Tre rất dễ sống, không cần quá nhiều điều kiện. Tre thường mọc thành từng quần thể chứ không mọc thành các cá thể riêng biệt.
Đã từ rất lâu rồi, mà không biết từ bao giờ nữa, cây tre đã hiện diện trong đời sống của người Việt Nam. Có lẽ chỉ có những nhà nghiên cứu khoa học chuyên sâu mới có được một câu trả lời chính xác mà thôi! Còn trong trí nhớ người Việt Nam chúng tôi, chỉ biết được rằng khi chúng tôi sinh ra thì đã có “bờ tre xanh” đứng sừng sững hiên ngang giữa những xóm làng quê thôn Việt Nam. Có khi chúng tôi tưởng rằng cây tre chỉ được sinh ra trước chúng tôi thôi, nhưng không phải, “cây tre đã có từ ngàn xưa”.
Các bạn có biết không? Cây tre thuộc họ Lúa, họ hàng của tre có nhiều loài như: anh trúc, anh mây, chị vầu, chị sậy, chị nứa, cả cậu tầm vông nữa! Người ta vẫn thường nói “Gầy như tre”. Vâng, đúng như vậy, cây tre cao gầy, đứng hiên ngang sừng sững tượng trưng cho lòng dũng cảm cương trực của người Việt Nam. Thân của cây tre trưởng thành có thể cao từ 10 - 15m, chia làm 25-30 đốt, mỗi đốt tre là một hình trụ tròn, gần như rỗng ruột. Tre có màu xanh là chủ yếu, chỉ có rặng tre ngà là có màu vàng óng ả đặc trưng. Lá tre có hình dạng như chiếc thuyền nan thu nhỏ. Tre là loài cây có rễ chùm đâm sâu vào lòng đất. Tre khi sống lâu sẽ mọc ra những chồi non xanh nho nhỏ gọi là mãng tre. Nhìn xa xa, cây tre như một chú bọ que xanh lá vươn tấm thân gầy guộc khẳng khiu lên bầu trời xanh thẳm bao la đầy gió.
Tre có một sức sống mãnh liệt, có một thân thể khỏe mạnh. Tre có thể sống trên những vùng đất khô cằn nhất. “Giữa một khu đất hoang vắng, cằn cỗi, có một thân tre xanh mơn vươn lên thẳng đứng”. Vùng đất cằn cỗi tượng trưng cho những khó khăn thử thách trên dòng đời vạn bước, cây tre có sức sống mãnh liệt tượng trưng cho một linh hồn đầy niềm tin, lòng kiên trì vượt qua muôn trùng thử thách. Đó là dân tộc Việt mang trong mình dòng máu Lạc Hồng chúng tôi.
Từ lâu tre đã cùng người dân xông pha chiến đấu. Như nhà văn Thép Mới từng nói:
Thân gầy guộc lá mong manh
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?
Thế vậy mà cây tre đã cùng người dân Việt Nam xông pha chiến đấu, tre đã dựng nên những thành lũy chắc chắn, tre tạo nên những hô chống găm đầy xác giặc trong cuộc kháng chiến chống Mĩ lẫy lừng, và đi sâu vào trong bao trang sử hào hùng của dân tộc. Chẳng những vậy tre còn tạo nên những tác phẩm nghệ thuật, những sản phẩm mỹ nghệ mang đậm hơi thở truyền thông văn hóa Việt Nam. Tre là vật liệu tạo nên chiếc chõng tre, ghế tre, những vật dụng trang trí bằng tre đặc sắc, mang nhiều nét khác biệt so với nhiều sản phẩm làm từ các chất liệu khác.
Các bạn có biết món ăn nào làm từ cây tre hay không? Còn tôi vẫn nhớ như in hương vị mằn mặn của thịt, mùi chát chát của măng tre non, tất cả hòa quyện tạo nên hương vị một món ăn đặc sắc đặc trưng của ẩm thực Việt Nam từ tre. Nếu có dịp, tôi sẽ mời các bạn đến đây để thưởng thức các món ăn khác được chế biến khá công phu từ vật liệu chính là măng tre non như: canh măng, măng xào, giò heo nấu canh măng.
Sáng ra bờ suối tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Đặc biệt, món “cháo bẹ rau măng” là món ăn yêu thích của vị lãnh tụ vĩ đại của đất nước chúng tôi: Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những ngày sống cùng thiên nhiên ở hang Pác Bó bên cạnh dòng suối Lê-nin ở Cao Bằng.
Khắp đất nước Việt Nam, trên những đồng bằng châu thổ màu mỡ, những vùng đất cằn cỗi, khắp các làng quê đầu có sự hiện diện của cây tre. Từ bao đời nay, cây tre đã trở thành một biểu tượng sống hùng hồn cho những nét văn hóa đặc trưng của Việt Nam. Cây tre là nhân vật, là nguồn cảm hứng cho hàng loạt các bài thơ, truyện dân gian ra đời như Tre Việt Nam, Nàng út ống tre, Cây tre trăm đốt.... Đã từ rất lâu rồi, mà không biết từ bao giờ nữa, cây tre đã hiện diện trong đời sống của người Việt Nam. Có lẽ chỉ có những nhà nghiên cứu khoa học chuyên sâu mới có được một câu trả lời chính xác mà thôi! Còn trong trí nhớ người Việt Nam chúng tôi, chỉ biết được rằng khi chúng tôi sinh ra thì đã có “bờ tre xanh” đứng sừng sững hiên ngang giữa những xóm làng quê thôn Việt Nam. Có khi chúng tôi tưởng rằng cây tre chỉ được sinh ra trước chúng tôi thôi, nhưng không phải, “cây tre đã có từ ngàn xưa”.
Các bạn có biết không? Cây tre thuộc họ Lúa, họ hàng của tre có nhiều loài như: anh trúc, anh mây, chị vầu, chị sậy, chị nứa, cả cậu tầm vông nữa! Người ta vẫn thường nói “Gầy như tre”. Vâng, đúng như vậy, cây tre cao gầy, đứng hiên ngang sừng sững tượng trưng cho lòng dũng cảm cương trực của người Việt Nam. Thân của cây tre trưởng thành có thể cao từ 10 - 15m, chia làm 25-30 đốt, mỗi đốt tre là một hình trụ tròn, gần như rỗng ruột. Tre có màu xanh là chủ yếu, chỉ có rặng tre ngà là có màu vàng óng ả đặc trưng. Lá tre có hình dạng như chiếc thuyền nan thu nhỏ. Tre là loài cây có rễ chùm đâm sâu vào lòng đất. Tre khi sống lâu sẽ mọc ra những chồi non xanh nho nhỏ gọi là mãng tre. Nhìn xa xa, cây tre như một chú bọ que xanh lá vươn tấm thân gầy guộc khẳng khiu lên bầu trời xanh thẳm bao la đầy gió. Tre có một sức sống mãnh liệt, có một thân thể khỏe mạnh. Tre có thể sống trên những vùng đất khô cằn nhất. “Giữa một khu đất hoang vắng, cằn cỗi, có một thân tre xanh mơn vươn lên thẳng đứng”. Vùng đất cằn cỗi tượng trưng cho những khó khăn thử thách trên dòng đời vạn bước, cây tre có sức sống mãnh liệt tượng trưng cho một linh hồn đầy niềm tin, lòng kiên trì vượt qua muôn trùng thử thách. Đó là dân tộc Việt mang trong mình dòng máu Lạc Hồng chúng tôi.
Tuổi thơ không bao giờ có thể quên được những trò chơi dân gian như thả diều, nhảy sạp, banh đũa. Cây tre là một vật liệu làm nên con diều. Chỉ cần lóc nhỏ thân tre, sáp lại dán giấy vào là một con diều đã hoàn thành.
Cây tre ngày nay tuy không còn nhiều ở các vùng đô thành phồn hoa, nhưng cây tre vẫn đánh dấu sự hiện diện của mình ở làng quê, thôn xóm.- Khi nào có dịp, các bạn hãy đến với đất nước Việt Nam chúng tôi, các bạn sẽ thấy được hình ảnh giản dị, mộc mạc của cây tre... cùng với mái đình, bến nước, cây tre đã tạo nên cho Việt Nam một cái nhìn khác trong mắt bạn bè quốc tế về Việt Nam. Và ngày nay cây tre vẫn là một phần không thể thiếu trong đời sống của người Việt Nam.
Cây tre là một biểu tượng đặc trưng, biểu trưng hùng hồn của lòng dũng cảm hiên ngang trong công cuộc chiến đâu giữ gìn đất nước của người Việt Nam. Cây tre là tài sản vô giá, là nguồn cảm hứng bất tận cho những tác phẩm bất diệt, tồn tại mãi trong lòng nhân dân Việt Nam. Vì vậy, khi nào có dịp, tôi sẽ đưa các bạn về làng quê Việt Nam, để có thể trải nghiệm cuộc sống dân dã bình dị cùng rặng tre xanh bên bờ sông đồng ruộng. Các bạn hãy nhớ rằng cây tre là tài sản vô giá của người Việt, cần ra sức giữ gìn và phát huy.
Với những gì mà đã giúp các bạn khái quát nội dung và dàn ý bài văn biểu cảm về cây tre trên đây, hy vọng sẽ giúp các bạn đạt kết quả cao trong học tập!
Copyright © 2021 HOCTAP247