Cảm nghĩ về một bài thơ xuân mà em mến yêu, thích thú

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Cảm nghĩ về một bài thơ xuân mà em mến yêu, thích thú

Đọc bài thơ “Cuối xuân tức sự” của Nguyễn Trãi, ta có cảm giác như ông không có ý định làm thơ, càng không có ý định lưu truyền hậu thế, mà ông viết chỉ vì ngẫu hứng đấy thôi, buồn vì quá nhàn nhã khi thời gian cứ lặng lẽ trôi. Xuân đến độ tàn rồi, ngẫm nghĩ việc đời mà thành thơ:

“Sut ngày nhàn nhã khép phòng văn,
Khách tục không ai bén mng gần.
Trong tiếng cuốc kêu xuân đã muộn
Đầy sân mưa bụi n hoa xoan”.
 
Hai mươi tám chữ mà hàm chứa bao ý nghĩa! Một hoàn cảnh, một con người, một tâm hồn phảng phất u buồn nhưng rất mực thanh cao. Đi sâu vào phân tích bài thơ, ta sẽ khám phá ra được những tầng ý nghĩa phong phú ở bài thơ đó.
 
Nguyễn Trãi là một vị anh hùng dân tộc, suốt đời ông luôn luôn trung thành với nhà vua. Vậy mà chỉ vì miệng lưỡi bọn gian thần ông phải đến Côn Sơn sống ẩn dật, và từ đấy “Cuối xuân tức sự” ra đời.
 
Thông thường, những người anh hùng bị “sa cơ thất thế”, họ sẽ trở nên chán nán, bi quan. Nhưng đến với bài thơ “Cuối xuân tức sự”, ta bắt gặp được hồn thơ chứa chan tình đời.
 
Dọc thơ Nguyễn Trãi, ta thấy đó chính là tâm sự của nhà thơ:
 
“Suốt ngày nhàn nhã khép phòng văn,
Khách tục không ai n mng gn”.
 
Đọc thoáng qua câu thơ ta nhận thấy một bầu không khí im ắng, vắng lặng bao trùm cảnh vật quanh đây. Lời thơ còn là lời tâm sự, một tâm sự có buồn, có đau, nhưng đồng thời ẩn chứa một sự kiêu hãnh, tự hào về chí khí thanh tao, cuộc đời trong sạch.

Với vài nét bút như vài nét phác họa, nhà thơ không miêu tả hình ảnh của mình cụ thể, nhưng ta vẫn nhận thấy được một con người đứng giữa không gian bao la, rộng lớn đến vô tận. Đây là hình ảnh một con người nhàn hạ. Thế nhưng, qua tâm tưởng trầm lắng của nhà thơ, ta thấy một hình ảnh con người Nguyễn Trãi. Đó là một con người thân nhàn nhưng tâm không nhàn. Vậy đó, Nguyễn Trãi sống ẩn dật nhưng không hề quay lưng với cuộc đời. Không như Nguyễn Bỉnh Khiêm là “nhàn một ngày  tiên một ngày” Nguyễn Trãi tuy sống ẩn dật, nhưng luôn nghĩ về đất nước, về nhân dân. Trong sự kiêu hãnh, tự hào về cuộc sống thanh bạch nơi thôn dã, Nguyễn Trãi còn có một niềm chua xót, nỗi đau về sự cô đơn. Nguyễn Trãi cô dơn không phải là vì chung quanh không hề có bóng người, mà vì ông không có bạn hiền. Khi xưa ở triều đình, ông cũng cô đơn vì chung quanh toàn bọn gian thần, những kẻ chuyên nịnh hót. Nay khi đến Côn Sơn, ông cũng cô đơn. Một số trung thần nghĩa sĩ như Trần Nguyên Hãn, Phạm Văn Xảo,... số phận của họ không khá hơn ông, bây giờ bạn của ông chỉ còn là thiên nhiên. Nhà thơ tự cho mình là người khách tiên, hoàn toàn không bị dính vào nhơ bẩn của trần tục, không hề bị cái bon chen nhỏ nhen của đời thường vấy bẩn tâm hồn.

 
Lời tâm sự của nhà thơ không ồn ào mà sâu lắng lạ kì. Cùng với nhạc điệu thâm trầm, không có gì trau chuốt trong từ ngữ, cũng không có gì mới mẻ trong cách nói, nhưng đằng sau mỗi chữ, mỗi lời ta cảm nhận được một trái tim đang đau buồn, nhưng vô cùng lành mạnh.
 
Nguyễn Trãi cách chúng ta quá xa, nhưng nỗi buồn, niềm đau của ông lại rất gần gũi với chúng ta, bởi Nguyễn Trãi cũng là con người với bao nỗi bất hạnh và vì vậy, ta cảm thông với ông hơn. Nhưng cuộc đời không chỉ toàn nỗi buồn, ít ra bên cạnh ta còn có một người có tâm hồn phong phú, tốt bụng và vui tươi đó là thiên nhiên.
 
Thiên nhiên là bạn tốt của mọi người. Với Nguyễn Trãi, trước cảnh đời nhỏ nhen, ích kỉ, thì thiên nhiên là người an ủi ông, làm cho ông quên nỗi cô đơn này. Và thật tự nhiên, thiên nhiên giúp Nguyễn Trãi ra khỏi nổi cô đơn, vui với cuộc sống dân dã:
 
“Trong tiếng cuốc kêu xuân đã muộn,
Đầy sân mưa bụi nở hoa xoan”.
 
“Tiếng cuốc kêu xuân đã muộn” là sự cảm nhận về thiên nhiên thật tinh tế. Nhà thơ gần gũi với thiên nhiên đến nỗi ông cảm nhận được từng bước đi của thời gian, từng sự biến chuyển của thiên nhiên.
 
Tiếng cuốc kêu báo hiệu mùa hè, tác giả đưa vào thơ tìm thanh của tiếng cuốc gọi bầy. Thì ra, ngay cả những con chim cũng biết sự lẻ loi, cô đơn. Qua âm thanh này không những ta nhận thấy mùa xuân đã sắp hết, mà còn cảm nhận được một nỗi buồn cô đơn trong tâm hồn Nguyễn Trãi.
 
Tiếng cuốc kêu trong thơ của Nguyễn Trãi làm cho ta nhớ đến tiếng cuốc trong “Qua đèo ngang” của Bà Huyện Thanh Quan:
 
“Nhớ nước đau lòng con cuốc cuc”
 
Và rồi những làn mưa bụi nhẹ nhàng trải xuống những chùm xoan tím nở rộ. Hình ảnh hoa xoan, những cánh hoa trắng tím nhỏ nhắn hoà lẫn với những hạt mưa bụi tạo lên vẽ đẹp rất thơ mộng.
 
Với tiếng cuốc kêu ta cảm giác như ẩn chứa nỗi buồn, chúng ta không thể biết rằng nhà thơ sẽ dẫn dắt ta đến với thiên nhiên như thế nào nữa. Thật bất ngờ hình ảnh mưa bụi, hoa xoan như đã cởi bỏ được hết nỗi niềm riêng tư buồn chán của Nguyễn Trãi.
 
Hai câu thơ sau người đọc mới cảm nhận được sự sáng tạo, mới mẻ trong nghệ thuật thơ của Nguyễn Trãi. Bằng vài nét chấm phá, nhà thơ đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, cảnh vật trong tranh thật giãn dị mộc mạc, đến nỗi chúng ta khó mà nhận thấy nét đẹp của nó trong đời thường. Nguyễn Trãi yêu thiên nhiên với một tình yêu chân thành, tha thiết. Và cùng với hai câu thơ sau gợi lên cho người đọc hình ảnh làng quê với vẻ đẹp mộc mạc, dân dã, làm ta liên tưởng đến một mái đình rêu phong, cây đa, bến nước, tất cả làm cho ta thêm yêu quê hương, đất nước.
 
Chỉ có một tâm hồn thanh cao, một tấm lòng đa cảm mới có thể đưa vào thơ những hình ảnh thật thơ này. “Cuối xuân tức sự” là một bài thơ viết bằng chữ Hán. Thông thường, các nhà thơ đưa vào thơ chữ Hán những hình ảnh mang tính chất ước lệ, trừu tượng (như ánh trăng vàng, ngọn núi cao hừng vĩ...) nhưng trong “Cuối xuân tức sự” của Nguyễn Trãi không hề có những hình ảnh ước lệ, mà đó là những hình ảnh rất thật, rất dân dã. Qua dó, ta càng kính trọng Nguyễn Trãi và cảm phục tâm hồn thơ phong phú của ông.
 
Trải qua bao thế kỉ, mà ngày nay, đọc thơ Nguyễn Trãi, ta vẫn xúc động trước tình yêu thiên nhiên, trước tâm hồn đa cảm của ông. Sự cảm nhận rất tinh tế về thiên nhiên của ông đã làm cho Nguyễn Trãi gần gũi với chúng ta. Chính vì cái hay, cái đẹp trong thơ Nguyễn Trãi, mà đã bao thế kỉ qua, những bài thơ ấy vẫn sống mãi trong nền văn học của dân tộc và trở thành niềm tự hào, điểm sáng của nền văn học cổ Việt Nam.

Copyright © 2021 HOCTAP247