Cùng theo dõi bài phân tích nước Đại Việt ta dưới đây của CungHocVui để hiểu hơn về tác phẩm, tác giả. Đặc biệt hiểu về lòng yêu nước, tự hào dân tộc từ ngàn xưa.
Phân tích Nước Đại Việt ta
Nền văn học trung đại đánh giá cao tài năng nghệ thuật của đại thi hào Nguyễn Trãi. Ông có nhiều tác phẩm nổi tiếng về chữ Hán và chữ Nôm như “ Ức trai thi tập”, “Quốc âm thi tập”. Hơn hết là tác phẩm “ Bình Ngô đại cáo” như bản tuyên ngôn thứ 2 của dân tộc, lời khẳng định về chủ quyền lãnh thổ và tình yêu quê hương, đất nước. Đoạn trích Nước Đại Việt ta nằm ở đoạn đầu tiên của tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo. Phân tích Nước Đại Việt ta trong Bình Ngô Đại cáo để làm rõ hơn tư tưởng, đạo lý và lòng yêu nước của dân tộc ta.
Xem thêm:
Tư tưởng nhân nghĩa trong nước Đại Việt ta
Phân tích đoạn trích nước Đại Việt ta
Vào năm 1424, cuộc kháng chiến chống quân Minh thắng lợi. Nguyễn Trãi theo lệnh của Lê Lợi đã viết nên tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo. Tác phẩm như lời thông báo thiên hạ về hòa bình, độc lập và chủ quyền của dân tộc ta.
Từng nghe
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Hai câu thơ đầu nêu cao tư tưởng nhân nghĩa, tư tưởng cốt lõi trong việc trị quốc của các triều đại. Nhân nghĩa là tư tưởng xuyên suốt, cốt lõi trong cuộc sống hằng ngày. Nhân nghĩa nhằm mục đích yên dân, bởi lẽ lòng dân yên ổn đất nước mới hưng thịnh.
Một quốc gia muốn vững mạnh, không phải chỉ tập trung vào các cuộc chinh phạt, mở rộng bờ cõi. Điều đầu tiên phải là yên lòng dân, thuận theo lòng dân. Đây là tư tưởng cốt lõi, mà bất cứ thời đại nào cũng cần hiểu rõ và tập trung vào nó.
Tác giả Nguyễn Trãi
Nguyễn Trãi đã mở đầu bài cáo bằng tư tưởng nhân nghĩa, mở rộng ra là tư tưởng nhân dân. Nhân nghĩa ở đây không phải chỉ ở lời nói, mà còn ở hành động cụ thể. “Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”, giặc tàn phá, làm cuộc sống nhân dân lầm than. Muốn dân yên ổn, an tâm thì phải vì dân mà trừ bạo.
Thực tế không có một quốc gia nào có thể bình yên nếu giặc bên ngoài thường xuyên lăm le bờ cõi. Vậy nên, đứng lên bảo vệ quyền lợi và cuộc sống của nhân dân, chủ quyền bờ cõi mới là điều tất yếu.
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Giặc ngoại xâm phương Bắc luôn tìm mọi cách để phủ nhận nền văn hiến của nước ta, lấy cớ này làm lý do xâm lược. Hai câu thơ như lời khẳng định lịch sử của dân tộc Đại Việt đã hình thành từ rất lâu đời. Đây cũng là lời tuyên ngôn về sự xuất hiện của nước Đại Việt, một quốc gia đã có lịch sử ngàn năm văn hiến, không thể tùy tiện xâm lược.
Nước non bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác;
Từ triệu Đinh Lý Trần
Bao đời xây nền độc lập
Đến Hán, Đường, Tống, Nguyên
Mỗi bên xưng đế một phương
Tuy mạnh yếu nhiều lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có
Những câu thơ tiếp theo của đoạn trích là những căn cứ, lập luận hùng hồn mà Nguyễn Trãi muốn khẳng định trước kẻ thù ngoài kia. Sự phân định bờ cõi vốn dĩ đã có rõ ràng
“Nước non bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác”
Lãnh thổ, chủ quyền của Đại Việt dựa theo vị trí địa lí, phân chia bờ cõi rõ ràng và lâu đời với quốc gia khác. Vị trí địa lý còn thể hiện rõ thông qua bản sắc dân tộc, nước Đại Việt có nền văn hiến lâu đời, không giống lũ “mọi rợ” ngoài kia. Chỉ ở một quốc gia có lãnh thổ riêng mới có nền văn hóa, phong tục riêng mà không bị “pha tạp” bởi bất kỳ nền văn hóa nào khác.
Phân tích Nước Đại Việt ta để làm rõ hơn luận điểm lịch sử lâu đời của dân tộc ta qua từng thời kỳ kháng chiến chống giặc ngoại xâm.
Từ Triệu Đinh Lý Trần
Bao đời xây nền độc lập
Hai câu thơ thể hiện chiều dài lịch sử của dân tộc qua các thời kỳ xây dựng nền độc lập. Nguyễn Trãi đã rất thành công trong việc khéo léo xây dựng lòng tự hào dân tộc qua những thời kỳ “vàng son”. Những triều đại Triệu, Đinh, Lý, Trần đã gây dựng một nền hòa bình, độc lập lãnh thổ.
Nước Đại Việt ta thể hiện tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc
Đế chế phương Bắc không coi nước Đại Việt ta là quốc gia độc lập, mà chỉ là một “chư hầu” nhỏ bé. Thế nhưng, Nước Đại Việt ta với lịch sử dựng nước, giữ nước lâu đời, lại có thể xưng “ đế” và sánh vai với quốc gia Phương Bắc.
Đến Hán, Đường, Tống, Nguyên
Mỗi bên xưng đế một phương
Tác giả đã khéo léo so sánh triều đại Triệu, Đinh, Lý, Trần với triều đại Hán, Đường, Tống, Nguyên của Phương Bắc như một lời khẳng định: Nước Đại Việt không hề nhỏ bé hay khiếp sợ trước bất kỳ triều đại lớn nào của Phương Bắc.
Tuy mạnh yếu nhiều lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có
Dẫu biết rằng mạnh, yếu mỗi thời kỳ đều phải có, thế như điều cốt lõi vẫn luôn tồn tại là “hào kiệt”. Quốc gia nào cũng có lúc hưng thịnh, suy vong thế nhưng trang tuấn kiệt đời nào cũng có. Đây chính là bậc hiền tài, là nguyên khí của dân tộc sẽ giúp chấn hưng, phát triển và giữ vững đất nước.
Đây có lẽ là tư tưởng lớn trong tác phẩm, bám vào dân, dựa vào dân và trọng dụng hiền tài để phát triển đất nước. Tư tưởng này không hề lỗi thời hay chỉ là đạo lý suông, mà là giá trị cốt lõi của quốc gia và thời đại.
Để làm rõ sức mạnh nhân nghĩa, sức mạnh đạo lý và lòng yêu nước, tự hào dân tộc, Nguyễn Trãi đã đưa ra các bằng chứng như:
Vậy nên:
Lưu Cung tham công nên thất bại,
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong,
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô,
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã.
Việc xưa xem xet
Chứng cớ còn ghi.
Hai chữ “ vậy nên” như lời khẳng định về một đạo lý “bất cứ kẻ nào xâm lược nước Đại Việt” đều phải chịu chung một kết cục. Các dẫn chứng được Nguyễn Trãi liệt kê chi tiết những thất bại thảm hại mà quân xâm lược từ các thời đại gặp phải.
Nước Đại Việt trên dưới một lòng, hợp lực hợp sức đánh bại quân xâm lược. Trên đất Đại Việt đã là “mồ chôn” cho nhiều kẻ thất bại, bắt sống, tiêu vong. Những địa danh như Cửa Hàm Tử, sông Bạch Đằng là nhân chứng hùng hồn và lời khẳng định về sức mạnh của nhân dân ta trước sự xâm lược của giặc ngoại xâm. Câu thơ cũng như lời nhắc nhở cho những kẻ đang có ý định xâm lược bờ cõi Đại Việt. Những cuộc chiến tranh phi nghĩa đều không có được kết cục tốt đẹp, lịch sử đã nhiều lần chứng minh điều đó.
Phân tích Nước Việt ta để làm rõ lòng yêu nước, độc lập chủ quyền dân tộc. Bên cạnh đó đoạn trích với giọng điệu có lúc hào sảng, tự hào nhưng cũng đầy lý lẽ sắc bén. Đoạn trích có sức khái quát cao, giàu chứng cứ lịch sử, tràn đầy cảm xúc tự hào. Đoạn trích mở đầu tác phẩm Bình Ngô Đại cáo như “ bản tuyên ngôn” thứ hai của dân tộc.
Copyright © 2021 HOCTAP247