Dàn ý cảm nhận về nhân vật Vũ Nương giúp ta phát huy khả năng cảm nhận về một nhân vật trong một tác phẩm văn học, góp phần kích thích khả năng thẩm thấu văn chương, khả năng tư duy văn học trong bạn, giúp bạn gia tăng lượng kiến thức. Từ đó bạn sẽ dễ dàng giải quyết các dạng đề cũng như không lo sợ việc thiếu vốn từ để sử dụng.
Dàn ý cảm nhận về nhân vật Vũ Nương
- Sơ lược về đề tài về thân phận người phụ nữ sống trong xã hội phong kiến.
- Giới thiệu về nhân vật Vũ Nương với nỗi oan khuất của nàng.
- Tác giả: Nguyễn Dữ
+ Là con trai cả của tiến sĩ Nguyễn Tường Phiêu.
+ Là người chăm học, có tài, ấp ủ cho mình giấc mộng văn chương nối nghiệp nhà.
+ Có tấm lòng cảm thương trước số phận những người phụ nữ bị xã hội phong kiến khắt khe, thậm chí là giẫm đạp họ.
Xem thêm:
Dàn ý phân tích chuyện người con gái Nam Xương
Kể lại chuyện người con gái Nam Xương
- Tác phẩm: Chuyện người con gái Nam Xương
+ Trích từ Truyền kì mạn lục ( ghi chép tản mạn về những câu chuyện kì lạ được lưu truyền).
+ Là tác phẩm tiêu biểu nhất cho cuộc đời văn chương của Nguyễn Dữ; được xem là “thiên cổ kì bút”.
+ Tóm tắt truyện
Cảm nhận qua phẩm chất của Vũ Nương
- Vũ Nương là người phụ nữ đẹp người đẹp nết “vốn đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp”.
- Vũ Nương - người vợ hiền:
+ Khi lấy chồng nàng luôn trong khuôn phép, mong muốn giữ gìn hạnh phúc gia đình.
+ Khi chồng đi xa vẫn một lòng một dạ chung thủy, hy vọng chồng được bình an trở về.
+ Trong lúc chồng đi xa một mình lo liệu trong ngoài, săn sóc nhà cửa.
- Vũ Nương - người dâu thảo:
+ Khi chồng đi xa, nàng phụng dưỡng mẹ chồng.
+ Khi mẹ chồng đau yếu một tay nàng săn sóc.
+ Khi mẹ chồng mất, nàng lo việc ma chay,lễ tế.
Xem thêm:
Thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua chuyện người con gái Nam Xương và Truyện Kiều
- Vũ Nương - người mẹ yêu thương con hết mực.
+ Một mình nuôi con khôn lớn khi chồng đi vắng.
+ Sợ con thiếu thốn tình thương của cha nên chỉ cái bóng của mình trên vách là cha thằng bé.
- Là người phụ nữ coi trọng tiết hạnh nhân phẩm và giàu lòng vị tha.
Cảm nhận nỗi oan khuất của Vũ Thị Thiết
- Vì bản tính đa nghi chồng nàng nghe lời ngây thơ của con trẻ mà nghi oan cho nàng thất tiết.
- Mặc kệ nàng khóc lóc van xin, hết lời giải thích, chồng nàng vẫn không thèm để ý mà buông lời mắng chửi, còn đuổi nàng đi.
- Trước oan tình khó lòng bày tỏ, nàng chỉ còn cách chọn cái chết để chứng minh sự trong sạch của mình.
- Bi kịch trong tình yêu và hôn nhân: nàng không có quyền lựa chọn tình yêu cho mình mà phải theo lời cha mẹ, tuân theo lễ giáo phong kiến mà gả đi.
- Bi kịch của một người vợ bị nghi oan, coi thường.
- Bi kịch cho một cuộc hôn nhân không trọn vẹn vì chiến tranh
=> Vũ Nương là nhân vật đại diện cho số phận người phụ nữ sống trong xã hội phong kiến, rõ ràng họ có đầy đủ yếu tố để có thể sống hạnh phúc nhưng lại không thể tự quyết định cuộc đời mình. Cuộc đời và hôn nhân của Vũ Nương bị ràng buộc áp đặt bởi sự cổ hủ, bởi lễ giáo phong kiến khắt khe đã ép chết nàng.
=> Lên án xã hội phong kiến đã áp bức phụ nữ bằng những lề thói khắt khe, những tập tục cổ hủ, tố cáo tội ác của những cuộc chiến tranh phi nghĩa.
Xem thêm:
Hướng dẫn vẽ sơ đồ tư duy chuyện người con gái Nam Xương
Tóm tắt chuyện người con gái Nam Xương
- Một lần nữa khẳng định lại vấn đề.
- Nghệ thuật sử dụng chất liệu văn học dân gian để làm nên tác phẩm.
Trên đây là dàn ý cảm nhận về nhân vật Vũ Nương trong chuyện người con gái Nam Xương. Qua đây ta có thể hiểu hơn về phẩm chất tốt đẹp, nỗi oan của cô để có thể hoàn thành bài văn tốt nhất.
Copyright © 2021 HOCTAP247