Trang chủ Lớp 9 Soạn văn Lớp 9 SGK Cũ Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận Những bài văn mẫu phân tích bài Đoàn thuyền đánh cá

Những bài văn mẫu phân tích bài Đoàn thuyền đánh cá

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

 Sau cách mạng hồn thơ Huy Cận đã có những bước chuyển mình mới, ông tìm thấy ánh sáng, con đường, lí tưởng cho mình. Huy Cận trở nên hăm hở hăng hái, vì thế những vần thơ cũng trở nên tươi sáng, tràn ngập tình yêu cuộc đời, yêu thiên nhiên đất nước. Trong chuyến đi thực tế Quảng Ninh ông đã sáng tác tác phẩm Đoàn thuyền đánh cá.

Đoàn thuyền đánh cá

Đoàn thuyền đánh cá

Đoàn thuyền đánh cá

Ị. Năm 1958, trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Hồng Gai, Quảng Ninh, nhà thơ Huy Cận đã xúc động trước vẻ đẹp của cuộc sống nơi đây và đã thể hiện cảm xúc đó qua bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”. Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” viết về đề tài cuộc sống lao động của những ngư dân vùng biển trên quê hương. Dưới dạng thể thơ mới gồm bảy khổ thơ, mỗi khổ bốn câu, mỗi câu bảy tiếng, tác giả đã khắc họa cảnh tượng một đêm đánh cá trên biển của đoàn thuyền. Cảnh tượng đó diễn ra từ hoàng hôn tắt trên mặt biển đến lúc mặt trời hiện ra lúc rạng đông.

Soạn bài Đoàn thuyền đánh cá 

III.    Trước hết, hai khổ thơ đầu phác họa cảnh hoàng hôn xuống và đoàn thuyền bắt đầu ra khơi. Ngay hai câu thư đầu:

Mặt trời xuống hiến như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa

Với nhịp thơ dồn dập xô đẩy, hình ảnh so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, câu thơ như khắc chạm từng góc cạnh, đường nét, màu sắc đang chuyển động trên một cái nền là biển cả và đóng chặt lại một ấn tượng: Sự sống của thiên nhiên, của mặt trời như bị khép chặt lại rồi. Vũ trụ như tìm kiếm sự nghỉ ngơi. Nhưng không, nhịp thơ bỗng nhiên uyển chuyển kết hợp vơi một loạt hình ảnh vận động nhịp nhàng của đoàn thuyền, của đoàn cá, sáu dòng thơ sau:

“Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi
Hát rằng : cứ hạc biển Đông lặng 
Cá thu biển Đông như đoàn thoi 

            Đêm ngày dệt hiển muôn luồng sáng 

Đến dệt lưới ra đoàn cá ơi! ”.

Sáu câu thơ đã thể hiện sức sống mới của thiên nhiên và đoàn thuyền với vẻ rực rỡ giàu có đầy hứa hẹn của biển Đông. Hình ảnh, thanh âm “Câu hát căng buồm cùng gió khơi” cùng các so sánh rất thực, cũng rất thú vị nên thơ như: “thoi”, “dệt muôn luồng sáng" đã vừa khắc chạm một cảnh sắc sống động khẩn trương, vừa dấy lên vẻ đẹp tâm hồn đầy phấn chấn lạc quan của những ngư dân khi mở đầu cuộc hành trình ra khơi. “Câu hát”, “hát rằng” cất cao trong lời gọi “đến dệt lưới ta đoàn cá ơi!” đã trở thành biểu tượng cho khát vọng niềm tin mãnh liệt của đoàn thuyền, đoàn người, và “câu hát” thật sự đã đánh thức biển khơi.

Tiếp theo, bốn khổ thơ giữa là một bức tranh hoành tráng về trăng, sao, biển cả, gió, mây như sống dậy hòa nhập với khát vọng lao động của đoàn thuyền. Bằng bút pháp lãng mạn phong phú đầy sức tương tượng bay bổng, nhà thơ đã phối hợp các từ ngữ cùng nhịp điệu đầy sức tạo hình, gợi cảm để các khát vọng niềm tin kia được tỏa rộng cả không gian, lẫn thời gian. Sức sống tạo hình, màu sắc âm thanh, sức khơi gợi ý nghĩa của các hình ảnh nhân hóa, ẩn dụ, thậm xưng mạnh mẽ đầy tương tượng bất ngơ như:

“Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng
Ra đậu dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng”.

đã làm bật lên khí thế, tầm vóc của đoàn thuyền như ngang tầm vũ trụ, như làm chủ được thiên nhiên, làm chủ công việc của mình. Không chí có thế, niềm tin của đoàn người còn như sảng khoái, đắm say cất cao tiếng hát hòa quyện với vẻ đẹp lộng lẫy của biết bao màu sắc của cá biển, của trăng sao, với nhịp sống lao động và với cái phong phú bất tận của biển khơi:

“Cá nhụ củ chim cùng cá dé
Cá song tấp lánh duốc đen hồng
Cái đuôi em quẫy trăng vùng chóe
Đêm thơ sao lùa nước Hạ Long
Ta hát bài ca gọi cá vào
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao
Biển cho ta cá như lòng mẹ 
Nuôi lớn đời ta tự thuở nào ”.

Và hơn nữa, cuối cùng, cái khát vọng niềm tin ban đầu đã trở thành niềm tự hào của những ngư dân trước thành quả lao động đầy rực rỡ. Họ biết ơn biển cả đã nuôi sống họ bao đời và bao dung như lòng mẹ thương con. Chính vì vậy mà dân chài đã nỗ lực:

“Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng 
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng”. 
Thành quá đó dâu có tự nhiên đến. 
Nó là kết qua lao động cùa trí tuệ:

“Vấy mực đuôi vàng lóe rạng đông
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng ”.

Thiên nhiên và con người đều đẹp quá!
Khổ thơ cuối cùng là cảnh ra về cua đoàn thuyền:

“Câu hát căng buồm cùng gió khơi 
Đoàn thuyền chạy dua cùng mặt trời 
Mặt trời dội biển nhô màu mới
 Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi".

Từ khổ thơ, chúng ta có thể hiểu “câu hát căng buồm cùng gió khơi" như hàm ý đoàn người không còn tùy thuộc sức mạnh của thiên nhiên. Đúng vậy, cũng câu hát đó nhưng giờ đây khác hẳn, thành quả lao động của đoàn thuyền đã cho họ thấy khát vọng, niềm tin đã thành hiện thực. Câu hát hây giờ là “câu hát căng buồm với gió khơi". Thanh âm như cao lên của từ ngừ “gió khơi” xét trong văn cảnh phải chăng như một biểu hiện cho tầm cao của con người đâu kém gì tầm cao kì vì của thiên nhiên và xét trong mạch thơ với hệ thống hình ảnh lãng mạn của toàn bài thì biểu hiện trên là đúng. Có lẽ nhà thơ cảm hứng rất rõ đều đó nên đã khắc chạm một nét sống động rực rõ tuyệt vời để kết thúc bài thơ:

“Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời
Mặt trời dội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi".

Chính trong cuộc đua hào hứng đó, mặt trời hiện ra như một biểu tượng soi sáng cho cái tầm cao và chiến thắng “huy hoàng” của những ngư dân vùng biển quê hương Hồng Gai. Những phân tích bước đầu nêu trên đã giúp chúng ta cảm nhận được giá trị của bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá".

Phân tích bức tranh thiên nhiên trong bài Đoàn thuyền đánh cá

III. Bài thơ với sự hòa quyện màu sắc, âm thanh, đường nét, nhịp điệu khi mạnh mẽ, khi bay bổng trào dâng, giàu ngừ nghĩa cảm xúc, đã trỏ thành tiếng hát ngợi ca cuộc sống lao động hào hùng giữa một khung cảnh thiên nhiên kì vĩ sống động huy hoàng. Đó cũng chính là cảm hứng của tác giả, của những con người lao động 

 

Mong rằng bài viết trên của .com sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích!

Copyright © 2021 HOCTAP247