Phân tích bài Khúc hát ru những em bé trên lưng mẹ

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Bài thơ này được sáng tác rất nhanh trong một hoàn cảnh khá đặc biệt. Cuối bài thơ ghi rõ ngày 25 tháng 3 năm 1971 - Trần Phương Trà kể lại "một lần về đến nhà, chưa kịp đặt gùi gạo xuống, với chiếc khăn mặt lau mồ hôi, Điềm ngồi vào bàn ghi ngay bài thơ "Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ" rồi đưa cho tôi. Hãy .com tìm hiểu bài thơ qua bài viết dưới đây

Khúc hát ru những em bé trên lưng mẹ

I.   Hát ru là điệu hát truyền thống gắn liền với tình thương, hơi ấm của mẹ truyền sức cho con. Mẹ ôm con trong vòng tay, mẹ đung đưa tao nôi, nhịp võng... và ầu ơ mấy câu ca dao lục bát nặng tình người, tình quê đưa con vào giấc ngủ an lành. Người mẹ Tà-ôi trong thơ Nguyễn Khoa Điềm cũng thế, ru con khi giã gạo, khi tỉa bắp cho tới chuyển lán, đạp rừng... bằng khúc hát của người Tà-ôi.

Soạn bài Khúc hát ru những em bé trên lưng mẹ

II.   Người Tà-ôi ờ vùng rừng núi phía tây Thừa Thiên cũng như bao dân tộc thiểu số khác sống trong nương rẫy, sống theo lối du cư. Trong những năm chống Mỹ, buổi đầu lập chiến khu nên cuộc sống vốn đã cam khổ lại còn thiếu thôn lương thực, chiến sĩ phải nhờ đến sự che chở, đùm bọc của người bản địa. Mẹ địu con lên rẫy gặt lúa. Và giờ đây, mẹ địu con giã gạo trong đêm ở hai khổ thơ đầu: Khổ thứ nhất là lời của nhà thơ, khổ thứ hai là lời ru của mẹ. Cả hai đều là lời nhắn nhủ với nhịp đều đặn trong từng câu như nhịp nôi, nhịp võng đong đưa. Chí khác có điều cái võng, chiếc nôi ấy chính là tấm lưng của mẹ. Mẹ địu con trên lưng và đang giã gạo nên:

Nhịp chày nghiêng ru giấc ngủ em nghiêng
Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hối
Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối
Lưng đưa nôi và tim hát thành lời.

Bốn câu thơ miêu tả hình ảnh người phụ nữ dịu con đang giã gạo. Động tác giã của mẹ cùng với chày và cối tạo thành nhịp âm thanh đều đặn “ru giấc ngủ em nghiêng". Cả bốn câu đều là những lời thơ đẹp về ảnh và ý tạo nên cảm xúc tràn đầy, nhất là hình ảnh và ý thơ ở hai câu cuối đoạn. Vai, lưng thành gối cho em kê, thành nôi cho em nằm và mẹ ru con vào giấc mơ của mẹ: con thành người vững chãi, đầy sức mạnh.

Khúc hát ru những em bé trên lưng mẹ

Khúc hát ru những em bé trên lưng mẹ


Cùng với cấu trúc như thế ở hai khổ thơ kế tiếp, cũng là lời nhắc nhở của nhà thơ, cũng là lời ru của mẹ nhưng ở một không gian khác: Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ lúc mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka-lưi. Từ nơi ấy, từ công việc tỉa bắp ấy, và từ khung cảnh ấy, nhà thơ đã so sánh:

Mặt trời cửa bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng

Em rạng rỡ, em đầy sức sống. Mặt trời truyền sự sống cho bắp thì em, mặt trời ẩn dụ, là tương lai truyền thêm sức sống cho mẹ. Và mẹ cũng hát thành lời từ tình thương yêu của mẹ với con, với rừng đất này:

Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều
Mai sau con lớn phát mười Ka-lưi...

Con mơ vì công việc của mẹ, mẹ mơ cho tương lai của con. Ka-lưi của con lúc này còn nghèo, nhưng khi con khôn lớn con sẽ mang sức của mình làm cho Ka-lưi quê mình giàu đẹp gấp mười lần hơn.

Và khúc hát ru vào đoạn cuối, cũng với cấu trúc là lời ru của mẹ theo sau lời nhắn nhủ của nhà thơ, cũng lặp lại lời gọi thân thương, cũng là lời nhắn “Em ngủ cho ngon, đừng rời lưng mẹ”. Nhưng thời gian, không gian và việc làm của mẹ đã khác đi nhiều. Trước kia, mẹ địu cu Tai trên lưng tham gia gián tiếp vào sự nghiệp chống giặc bằng giã gạo, tỉa bắp để nuôi chiến sĩ thì nay mẹ địu cu Tai “chuyển lán, đạp rừng” vì giặc càn, giặc đốt bản làng. Nhiệm vụ chống giặc lúc ấy không chừa một ai.

Anh trai cầm súng, chị gái cầm chông
Mẹ dịu em đi để giành trận cuối
Từ trên lưng mẹ em đến chiến trường

Trên đường trực tiếp tham gia chống giặc, mẹ ru a-kay vào giấc ngủ ngon cũng từ “lưng đưa nôi và tim hát thành lời”, cũng vì “mẹ thương a-kay mẹ thương đất nước”, cũng vì mẹ mơ đất nước ngày thống nhát để:

Mai sau con lớn làm người tự do...

III.    Từ hình ảnh, tấm lòng người mẹ Tà-ôi địu con giã gạo, tỉa bắp, chuyển lán, đạp rừng... Nguyễn Khoa Điềm đã viết thành khúc hát ru con thể hiện tình yêu nước thương dân, mơ ước độc lập, tự do của mọi sắc tộc trong thời chiến. Giờ đây, khúc hát đã trở thành kỉ niệm đẹp bởi những em bé ngủ trên lưng mẹ ngày nào có lẽ đang cùng mọi người xảy dựng bản làng Ka-lưi trù phú xanh tươi trong khung cảnh đất nước thanh bình.

 

Mong rằng bài viết trên của .com sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích!

Copyright © 2021 HOCTAP247