Câu 1. Truyện ngắn Làng đã xây dựng được một tình huống truyện làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng quê và lòng yêu nước ở nhân vật ông Hai. Đó là tình huống nào?
Kim Lân đã đặt nhân vật chinh của truyện là ông Hai vào một tình huống gay gắt là cái làng mà ông hết lòng yêu mến tự hào đã theo giặc lập tề mà chính ông đã biết được từ những người tàn cư qua vùng ông. Chính cái tình huống gay gắt ấy đã làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng quê và lòng yêu nước ở nhân vật ông Hai. Ông Hai yêu cái làng Chợ Dầu của ông bằng một tình cảm thật dặc biệt: Khi kể về làng mình ông thật say mê, luôn khoe, luôn tự hào về các làng Chợ Dầu. Tình cảm ấy càng bộc lộ thắm thiết, nhiệt thành khi ông phải xa làng đi tản cư. Ông tự hào làng của mình giàu đẹp: nhà ngói san sát, sầm uất như tỉnh. Đường trong làng toàn lát đá xanh, trời mưa, trời gió tha hồ mà đi khắp đầu làng, cuối xóm, bùn không dính đến gót chân. Trước cách mạng, ông khoe về cái "sinh phần" của viên quan Tổng đốc người làng ông.
Sau cách mạng, ông tự hào về phong trào cách mạng của làng sôi nổi, đầy khí thế. Ông khoe về cái phồng thông tin tuyên truyền sáng sủa và rộng rãi nhất vùng, chòi phát thanh cao bằng ngọn tre chiều chiều loa gọi cả làng đều nghe. Mỗi lần nói chuyện về làng mình ông đều nói chuyện một cách say mê đầy náo nức: Hai con mắt ông sáng hẳn lên, cái mặt biến chuyển, hoạt động.
Bởi vậy ông hăng hái tình nguyện ở lại làng chiến đấu. Nhưng đến lúc vì hoàn cảnh gia đình mà phải tản cư ông khổ tâm day dứt mãi vì nhớ làng, nhớ anh em đồng chí đã ở lại làng.
>>> Tham khảo thêm: Soạn văn 9 bài Làng ngắn gọn
Câu 2. Thuật lại diễn biến tâm trạng và hành động cùa ông Hai từ lúc nghe làng mình theo giặc đến kết thúc truyện.
Diễn biến tâm trạng của ông Hai từ khi nghe tin làng mình “theo giặc”: Khi nghe được tin quá đột ngột ấy, ông Hai đã sững sờ: Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Khi trấn tĩnh lại được phần nào ông còn cố chưa tin những người tản cư đã kể rành rọt quá làm ôiig không thể không tin được.
Trong tâm trí ông từ phút ấy tin dữ ấy là một ám ảnh day dứt khôn nguôi. Nghe tiếng chửi bọn Việt gian, ông cúi gằm mặt xuống mà đi. về đến nhà, ông nằm vật ra giường rồi tủi thân khi nhìn lũ con nước mắt ông lão cứ tràn ra. Chủng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?
Ông Hai nằm rũ trẽn giường, trằn trọc không sao ngủ đươc... ông xấu hổ đến mấy hôm không bước chân ra đến ngoài. Ông sợ người ta đuôi như đuổi hủi.
Khi nghe tin làng “theo giặc” ông Hai đã lựa chọn dứt khoát: Làng thì yêu thật, nhung làng theo Tây thì phải thù. Tuy vậy ông vẫn không thể nào dứt bỏ được tình yêu quê do đó mà lòng càng thêm đau xót, tủi hổ.
Có lúc ông đã định quay về làng nếu tuyệt đường không nơi nào chứa chấp. Nhưng ý nghĩ đó vụt tan biến ngay: Về làm gì cái làng ấy nữa. Về làng tức là chịu nô lệ cho thằng Tây.
Qua đây có thể thấy ở ông Hai lòng yêu làng quê không thể tách rời lòng yêu Tổ quốc, yêu cách mạng. Đó chính là phẩm chất tốt đẹp đáng quý trọng ở ông.
Câu 3. Vì sao ông Hai lại trò chuyện như thế với đứa con nhỏ? Qua những lời trò chuyện ấy, em cảm nhận được điều gì về tấm lòng của ông Hai đối với làng quê, đất nước, với cuộc kháng chiến. Tình yêu làng quê và lòng yêu nước ở ông Hai có quan hệ như thế nào?
Đoạn văn ông Hai trò chuyện với đứa con trai út là một đoạn văn diễn tả rất cảm động và sinh động tâm tư sâu sắc bền chặt chân thành của ông - một người nông dân — với quê hương, đất nước, cách mạng và kháng chiến.
Những lời tâm sự với con nhưng nói đúng hơn là ông Hai tự nhủ với mình tự bộc bạch nỗi lòng mình. Qua đó ông gửi gắm tình yêu sâu nặng với cái làng Chợ Dầu của mình và tấm lòng thủy chung với kháng chiến, với cách mạng mà biểu tượng là Cụ Hồ. (Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét sọỉ cho bố con ông. Cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai).
Câu 4. Nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lý và ngôn ngữ nhân vật ông Hai của tác giả.
Nhà văn đã đặt nhân vật của mình vào một tình huống thử thách để bộc lộ chiều sâu tâm trạng.
Ông miêu tả chân thực cụ thể đầy xúc động các diễn biến nộí tâm của nhân vật qua các ý nghĩa, cảm giác, hành động ngôn ngữ.
Đặc biệt, ông miêu tả chân thực gây ấn tượng mạnh mẽ về sự ám ảnh day dứt trong tâm trạng ông Hai. Điều này đúng như lời nhận định của sách giáo khoa: Kim Lân am hiểu sâu sắc và gắn bó với nông thôn và người nông dân. Truyện của ông hầu như chỉ viết về sinh hoạt ở nông thôn và cảnh ngộ của người nông dân.
- Nhận xét về ngôn ngữ nhân vật:
Nhà văn chú ý diễn tả ngôn ngữ nhân vật mang rõ nét cá nhân, ông Hai ở đây là một lão nông vui tính thích chuyện trò, ham nói chữ một cách hồn nhiên (Ra láo hết, chẳng có gì sất. Toàn là sai sự mục đích cả!...)
Click để xem thêm các bài soạn Ngữ văn 9 tập 1 đầy đủ và chi tiết nhất!
Copyright © 2021 HOCTAP247