Cùng phân tích tình huống truyện Làng của Kim Lân dưới đây để hiểu rõ hơn về tác phẩm, cũng như tình yêu nước của ông Hai, diễn biến tâm trạng khi nghe tin Làng Chợ Dầu theo giặc.
Tình huống của truyện làng
Kim Lân là nhà một nhà văn cực kỳ tài năng trong việc khai thác tâm lý và nội tâm nhân vật thông qua những cốt truyện với những tình huống độc đáo được ông khéo léo xây dựng. Nổi bật trong đó không thể không nhắc đến chính là tình huống truyện Làng- một trong những tác phẩm đã khiến người đọc ấn tượng, cảm thấy tự hào về sự yêu nước bất diệt của người dân làng quê Việt Nam và nó vẫn luôn tồn tại trong tâm trí mỗi người cho đến ngày nay.
Xem thêm:
Đóng vai ông Hai kể lại truyện làng
Diễn biến tâm lý của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc
Đối với các tác phẩm nổi tiếng thì cốt truyện hay còn được gọi là tình huống truyện đã trở thành một trong những yếu tố quan trọng nhất. Tình huống truyện là các diễn cảnh, sự việc mà tác giả xây dựng nên và đặt nhân vật vào đó để bộc lộ tâm trạng, đặc điểm tính cách của họ một cách chân thật, tinh tế và rõ nét nhất.
Cũng giống như tình huống trong tác phẩm Làng của nhà văn Kim Lân, ông đã tạo ra hình tượng nhân vật ông Hai là một người nông dân Việt Nam với lòng yêu làng, nhưng nung nấu trong tâm can vẫn là lòng yêu nước tha thiết. Tác giả đã đặt ông Hai vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan” khi ông rất yêu làng của mình nhưng lại nghe tin làng theo Tây, phản quốc.
Tình huống truyện ngắn làng kim lân
Chính tình huống này đã bộc lộ hết những chi tiết đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả những chuyển biến trong tâm trạng cũng như khai thác trọn vẹn nét đẹp của nhân vật “ông Hai” qua từng giai đoạn.
Ông Hai trước giờ vống là một người nông dân làng chợ Dầu, dù đi đâu ông vẫn luôn tỏ vẻ tự hào mỗi khi nhắc về làng của mình. Vì thế mà khi tản cư đi xa, ông luôn nhớ làng da diết.
Có thể nói làng chợ Dầu cũng như là người thân ruột thịt của ông từ nhỏ đến lúc phải rời xa đi tản cư, thế nên nỗi nhớ ấy cứ như từng đợt sóng cứ dâng trào trong lòng ông “Chao ôi, ông lão nhớ làng. Nhớ cái làng quá!”.
Vì vậy, để biết được thông tin về làng chợ Dầu, ông Hai chỉ còn cách “sang bên gian nhà bác Thứ để nói chuyện và được ra chợ, đến cái phòng thông tin tuyên truyền để nghe tin tức về kháng chiến…”
Xem thêm:
Hoàn cảnh sáng tác truyện Làng
Giới thiệu về Kim Lân và truyện ngắn Làng
Dù cho còn ở làng hay đi tản cư, ông Hai vẫn luôn cháy bỏng tình yêu làng tha thiết. Càng yêu làng ông bao nhiêu, ông Hai lại càng yêu nước bấy nhiêu, nên mỗi khi nghe được tin quân ta thắng lợi trong từng đợt tiến công, “ ruột gan ông lão cứ múa cả lên. Vui quá!”. Bởi ông luôn mong đợi một ngày đất nước được giải phóng để ông và bà con lại có thể quay về làng chợ Dầu thân yêu.
Thế nhưng, khi nghe được tin làng chợ dầu theo Tây, tâm trạng của ông lúc này chuyển biến bất ngờ “cổ nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân”, “rặn è è” “ giọng lạc hẳn”. Đây chính là tình huống mà Kim Lân muốn đặt nhân vật ông Hai vào để làm nổi bật tình yêu nước đồng thời cũng thử thách tình yêu làng của ông.
Ông Hai vốn đã xem làng như một phần linh hồn của mình, là niềm tự hào của chính bản thân. Cũng vì lý do đó mà khi nghe tin làng theo Tây thì chẳng khác gì người ta nói ông theo Tây, phản bội lại đất nước. Cho nên “ông vẫn cô gặng hỏi trong niềm hi vọng mong manh nhưng sự thực phũ phàng khiến ông tủi nhục cúi gằm mặt xuống mà đi.”.
Sự đau khổ, tủi nhục của ông Hai được đẩy lên cao trào khi ông vừa gắng gượng lê bước về đến nhà, cảm thấy không chịu nổi nữa, ông đã “ nằm vật ra giường” “nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão tràn ra”. Đến mức những ngày sau ông chỉ biết trốn tránh trong nhà như một tên tội phạm và tự đẩy mình vào bế tắc tuyệt vọng.
Chuyển biến tâm trạng của ông Hai lại một lần nữa được lột tả sâu sắc khi ông nghe tin cải chính làng theo Tây là giả. Lúc này niềm vui sướng vỡ òa vì làng không theo giặc tràn ngập trong tâm trí ông. Mọi đau khổ, buồn tủi đã được rũ sạch, ông lại yêu làng, tự hào về làng về bản thân của mình như trước.
Có thể nói, Kim Lân quả là một bậc thầy trong việc xây dựng tình huống cao trào trong truyện Làng để khắc họa rõ nét tâm trạng lẫn nét đẹp trong tâm hồn của nhân vật. Đồng thời, ông đã mượn hình tượng cá nhân để thể hiện sự yêu nước tha thiết của cả dân tộc Việt Nam.
Qua bài văn mẫu phân tích tình huống truyện Làng, CungHocVui hy vọng bạn đọc sẽ những giờ phút học tập hiệu quả môn Ngữ Văn 9.
Copyright © 2021 HOCTAP247