Trang chủ Lớp 9 Soạn văn Lớp 9 SGK Cũ Làng - Kim Lân Phân tích diễn biến cốt truyện trong truyện ngắn Làng của Kim Lân

Phân tích diễn biến cốt truyện trong truyện ngắn Làng của Kim Lân

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Phân tích diễn biến cốt truyện trong truyện ngắn Làng - Kim Lân

     Kim Lân được xem là một cây bút chuyên về những tác phẩm viết về người nông dân làng quê Bắc Bộ. Trong đó Làng là một tác phẩm hay với cốt truyện độc đáo. Cùng phân tích diễn biến cốt truyện trong truyện ngắn Làng - Kim Lân để hiểu rõ hơn.

Phân tích diễn biến cốt truyện trong truyện ngắn Làng CungHoVui

Phân tích diễn biến cốt truyện trong truyện ngắn Làng - Kim Lân

Mở bài phân tích diễn biến cốt truyện trong truyện ngắn làng

     Kim Lân rất thành công khi viết về những người nông dân nghèo của làng quê Bắc Bộ. Trong đó, ông Hai trong truyện ngắn Làng có lẽ là nhân vật đọng lại trong độc giả lâu nhất.Chính cách tạo ra tình huống và diễn biến cốt truyện độc đáo, ông đã bộc lộ tính cách nhân vật và tạo nên thành công vang dội của truyện ngắn. Trong truyện ngắn Làng, Kim Lân đã xây dựng được diễn biến cốt truyện hợp lý và độc đáo. Diễn biến tâm lý của ông Hai gắn liền với diễn biến cốt truyện.

Thân bài phân tích diễn biến cốt truyện trong truyện ngắn Làng

     Trước khi nhân vật ông Hai nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc, ông rất yêu làng, bằng chứng là ông luôn tự hào, thích khoe làng. 

     Nhưng khi ông nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc, ông như trở thành một con người khác. Cái tin thất thiệt làm ông Hai đau xé lòng. Cuối cùng, tâm trạng ông Hai lại vui vẻ bởi tin làng Chợ Dầu theo giặc được đính chính. Điều này trái với quy luật tâm lý thông thường nhưng lại hợp với lô-gíc tâm lí của ông Hai, hợp với diễn biến của truyện. Thật là một sự kết hợp tuy đột ngột mà hiệu quả.

     Cốt truyện đặc sắc bởi sự phát triển của diễn biến câu chuyện hợp lí đã diễn tả chính xác tâm lý người nông dân làng quê Việt Nam trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp. Diễn biến cốt truyện cũng là diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai trong tình huống đặc biệt.

Xem thêm:

Đóng vai ông Hai kể lại chuyện Làng

Diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng chợ dầu theo giặc

     Những biện pháp nghệ thuật như độc thoại nội tâm và đối thoại, ngôn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ của nhân vật rất đặc sắc. Có lẽ vì vậy mà Kim Lân đã xây dựng được một nhân vật tiêu biểu cho người nông dân làng quê Bắc Bộ Việt Nam trong những ngày đầu chống thực dân Pháp với tình yêu nước sâu sắc.

     Tất cả tâm tư, tình cảm của ông Hai thể hiện rõ nhất qua diễn biến tâm trạng trong những tình huống khác nhau của câu chuyện. Trước khi nghe được cái tin làng Chợ Dầu theo giặc, ông Hai yêu làng nồng nàn; ông luôn tự hào về làng và hay khoe khoang với mọi người là làng mình giàu có. Nào là “nhà ngói san sát, sầm uất như trên tỉnh”; đường làng “lát toàn bằng gạch đá xanh”. Cả làng Chợ Dầu tham gia rất tích cực, có phòng thông tin rất lớn khi giặc ập đến. 

Diễn biến cốt truyện của truyện ngắn Làng- CungHocVui

Diễn biến cốt truyện của truyện ngắn Làng

     Ông là người rất yêu làng, bản thân vốn là người rất sôi nổi, tháo vát cho nên việc đi tản cư như bó buộc ông trong cảnh sống đơn điệu và tẻ nhạt. Ông luôn nhớ cái làng của mình, cái làng đã gắn bó gần như một đời với ông, với những kỉ niệm riêng. Ông khao khát muốn về làng để được tham gia vào kháng chiến, cùng anh em làm việc nhưng giờ đây những thứ ấy chỉ trong tưởng tượng. Niềm vui duy nhất của ông là ra phòng thông tin để nghe ngóng những thông tin về làng mình. 

     Ông vui bởi: “Nắng này là bỏ mẹ chúng nó !”. Đúng vào lúc tâm trạng ông đang phấn chấn lâng lâng thì nhận được một tin sét đánh: cả làng Chợ Dầu Việt gian theo Tây. Quá bất ngờ, ông choáng váng, điều không bao giờ ông ngờ tới đã xảy ra. Ông vẫn chưa thể tin làng Chợ Dầu Việt gian theo Tây, cố xác minh lại với hy vọng đây chỉ là tin đồn : “Liệu có thật không hở bác ? Hay chỉ lại…”. 

Xem thêm:

Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng

Truyện ngắn làng Kim Lân gợi cho em những suy nghĩ gì về chuyển biến trong tình cảm

Dàn ý phân tích truyện ngắn làng

     Rồi “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi như đến không thở được.”. Giờ đây trong tâm trí ông chỉ còn hai chữ “Việt gian”; “bán nước”. Nhìn lũ con ông càng tủi thân : “nước mắt ông lão cứ giàn ra”, “các con ông cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư….”. Suốt mấy ngày ông không dám bước chân ra khỏi cửa, trong lòng nóng như lửa đốt. 

     Có lúc ông lại muốn trở về làng nhưng tâm trí lập tức phản đối ngay : “Không thể được! Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Ông đặt tình yêu nước lên trên tất cả, lớn hơn tình yêu cái nơi đã gắn bó một đời với ông. Quá đau buồn, ông nói chuyện với con nhưng thực ra là những lời giải bày tâm sự của lòng mình. Mỗi lần nói ra đôi câu thì nỗi khổ trong lòng ông như vơi đi bội phần. 

     Tin tức về làng được đính chính cũng là niềm hạnh phúc tuyệt vời nhất của ông Hai. Ông trở về với con người như thường nhật: “cái mặt buồn thỉu mọi ngày bỗng tươi vui, rạng rỡ hẳn lên. Mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung hung đỏ, hấp háy…”. Miệng lại bô bô “Láo ! Láo hết ! Toàn là sai sự mục đích cả.”. 

     Ông còn khoe cả tin làng mình bị giặc đốt với một tâm trạng vui đến cực độ. Có lẽ niềm vui lớn về danh dự của làng đã át đi nỗi buồn khi mất mát tài sản. Vì thế mà ông Hai cứ huơ tay múa chân lên mà khoe cái tin làng không phải Việt gian, nhà ông bị đốt sạch. Ông Hai là người yêu làng tha thiết tình yêu làng của ông đi đôi với tình yêu quê hương đất nước.

Kết bài phân tích về diễn biến trong truyện ngắn Làng của Kim Lân

     Qua truyện ngắn Làng ta thấy được hình ảnh một người nông dân chất phác, nhiệt thành, trong tim ông luôn có làng quê đất nước. Tình cảm sâu sắc ấỵ chính là phẩm chất của người nông dân mà Kim Lân muốn gửi gắm.

 

Copyright © 2021 HOCTAP247