Bài văn mẫu cho đề bài Đóng vai nhân vật Mị Châu kể lại câu chuyện trong “Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy” sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 chương trình tiêu chuẩn tập 1 trang 39 - trang 43.
Đóng vai nhân vật Mị Châu kể lại toàn bộ câu chuyện
Thần Kim Quy sau khi giúp vua cha xây thành cổ Loa, đã ban cho một cái móng của mình để làm lẫy nỏ giữ thành. Chiếc nỏ, có được móng chân của thần làm lẫy, có thể bắn trăm phát trúng cả trăm, và chỉ một phát có thể giết hàng ngàn quân địch, lấy tên “Linh quang Kim Quy thần cơ”. Mọi người đều gọi đó là nỏ thần. Cha ta chọn trong các vị quan thần được một người rất khéo tên là Cao Lỗ và giao cho nhiệm vụ chế tạo chiếc nỏ thần. Cao Lỗ đã bỏ sức nghiên cứu, gia công trong nhiều ngày mới hoàn thành. Chiếc nỏ to lớn và chắc chắn, khác hẳn với những nỏ thường. Đặc biệt lúc mới thử nỏ không ai cũng có thể giương nỏ, chỉ có vua cha mới có thể phát huy hết lực công phá của nỏ thần. Cha quý chiếc nỏ thần vô cùng, xây riêng một nơi bí mật để cất giữ nỏ.
Xem thêm:
Đóng vai An Dương Vương kể lại toàn bộ câu chuyện
Phân tích nhân vật An Dương Vương hay nhất có dàn ý
Nhờ có nỏ thần, quân ta liên tục thắng trận, thành công bảo vệ biên cương trước tham vọng của Triệu Đà mà không phải phí hoài tướng sĩ. Đất nước vui mừng, mở tiệc vui ca với hy vọng về tương lai ấm no của dân tộc. Điều không tưởng là Triệu Vương sai Trọng Thuỷ - con trai lão - sang cầu thân. Trọng Thủy lớn lên khôi ngô, tuấn tú, cũng là một tướng tài của đất nước lại thêm miệng lưỡi ngon ngọt đã nhanh chóng được lòng cha ta. Thấy đôi trẻ xứng đôi vừa lứa, Trọng Thủy có thể là một tấm chồng tốt để ta trao thân gửi phận, vua cha liền gả ta cho chàng.
Hơn hết, Trọng Thủy cũng bằng lòng ở rể, sống trong cung điện cùng cha con ta. Từ lúc lấy nhau, chàng yêu chiều ta hết mực, so với cha ta cũng không thua kém một phần nào. Ta lúc ấy chính là người hạnh phúc nhất thế gian, có cha chiều chuộng có chồng thương yêu có muôn dân bá tánh tôn trọng. Ta cũng sẵn sàng làm tất cả để bảo vệ hạnh phúc gia đình mình dù là trao trọn con tim hay nhất mực tin tưởng một người.
Đến một hôm chàng hỏi dò về việc giữ thành của cha ta. Ta cũng thành thật tường thuật tất cả những điều mình biết cho người chồng yêu quý của ta nghe, bao gồm cả về nỏ thần. Chồng ta có vẻ rất ngạc nhiên, hào hứng muốn được xem chiếc nỏ. Ta không ngần ngại, lập tức chạy đến nơi cất giữ, lấy nỏ thần đem ra cho chồng xem.
Đóng vai nhân vật Mị Châu kể lại câu chuyện
Nơi cất giữ ấy là hoàn toàn bí mật, chỉ có ta và cha biết. Vì cha luôn yêu thương hết mực tin tưởng đứa con gái là ta, cả cách sử dụng ta cũng được cha hướng dẫn để đề phòng bất trắc trong tương lai. Đứa con gái yêu quý của cha lại chỉ cho tên gian xảo biết cách sử dụng và tất cả bí mật của nỏ thần. Chồng ta là người ham học hỏi cái mới, thích nghe chuyện lạ bốn phương. Đó là điều ta từng tin tưởng.
Có lần, Trọng Thủy vì chữ hiếu "nghĩa mẹ cha không thể dứt bỏ" muốn về phương Bắc thăm cha. Ta lòng không nỡ xa người thương, Trọng Thủy cũng bùi ngùi xa chẳng may loạn lạc, khó thể tìm gặp, biết đâu hội ngộ. Cảm động trước tình yêu của người chồng son sắt, ta nghĩ ra chiếc áo lông ngỗng mà cha tặng: “Thiếp có cái áo gấm lông ngỗng, đi đến đâu sẽ bứt lông mà rắc ở ngã ba đường để làm dấu, như vậy sẽ có thể cứu được nhau.”
Sau khi Trọng Thủy đi không bao lâu, quân của Triệu Đà - cha chồng ta đã kéo sang đánh Âu Lạc. Như bao lần trước có nỏ thần, vua cha không hề lo sợ, khoan thai đánh nốt ván cờ rồi mới lấy nỏ ra trận. Đến khi quân giặc đã đến sát chân thành, cha giương nỏ thần ra bắn thì nó chẳng khác gì chiếc nỏ tầm thường. Tình thế hiểm nguy, quân sĩ lập tức yểm trợ để cha rút lui. Cha vội lên ngựa, bỏ lại tất cả, trên người chỉ mang một thanh kiếm phòng thân và để ta ngồi sau lưng, phi thoát về phương Nam.
Xem thêm:
Phân tích nhân vật An Dương Vương
Cảm nhận nhân vật Trọng Thủy hay nhất
Bài học rút ra từ truyện An Dương Vương
Ngồi sau lưng cha, ta chỉ biết nghĩ về người chồng đi xa chưa biết tin tức, sợ chàng lo lắng, ta y theo lời hẹn ước bứt lông ngỗng ở áo rắc khắp dọc đường.
Ngựa phi không biết bao lâu, cuối cùng trước mặt cha con ta chỉ có biển mênh mông không còn đường chạy. Trước mặt là biển lớn, sau lưng là quân địch hung tàn, không còn lối nào chạy, cha liền hướng ra biển, khấn thần Kim Quy: “Trời hại ta, sứ Thanh Giang ở đâu mau mau lại cứu.” Cha vừa khấn xong thì thần Kim Quy xuất hiện, bảo cha rằng: “Kẻ ngồi sau lưng chính là giặc đó!”
Cha bàng hoàng trước sự thật. Ta cũng đau đớn hiểu ra sự tình, chỉ kịp khấn: “Thiếp là phận gái, nếu có lòng phản nghịch mưu hại cha, chết đi sẽ biến thành cát bụi. Nếu một lòng trung hiếu mà bị người ta lừa dối thì chết đi sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù.” Rồi nhận lấy án tử từ cha mà không một lời oán trách.
Sau khi ta mất dù có hóa thành châu ngọc hay có được thờ phụng thế nào thì nỗi ô nhục hại nước hại dân ta vẫn mang trên vai và tự khắc trong tâm tưởng. Cũng như Trọng Thủy dù có tự vẫn để bồi tội thì chàng vẫn là công thần của nước chàng và là người chồng bội bạc, người rể bất nhân bất nghĩa. Cái chết của ta là để cha ta một phần chuộc lỗi với xã tắc. Còn tội nghiệt của ta, hại đất nước rơi vào tay giặc chỉ vì sự vô tư, vô nghĩ của mình thì như biển cả muôn đời không vơi cạn được.
Kể lại toàn bộ câu chuyện qua lời kể của Mị Châu
Gửi lời đến những cô gái dại khờ, tình yêu là tươi đẹp nhưng hãy nhìn kỹ kẻ ta để trong tim là người hay là dã thú. Giữa công và tư là một khoảng cách rất lớn. Trước khi dấn thân vào những câu chuyện cảm xúc nồng nhiệt thì vẫn phải nhớ sau lưng chúng ta còn ai đang chờ.
Tôi kể ngày xưa chuyện Mỵ Châu
Trái tim lầm chỗ để trên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu…
(bài thơ “Tâm sự” của Tố Hữu)
Xem thêm:
Dàn ý phân tích truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy
Bài mẫu phân tích truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy
Trên đây là hướng dẫn soạn bài văn mẫu Đóng vai nhân vật Mị Châu kể lại câu chuyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 chương trình tiêu chuẩn tập 1 trang 39 - trang 43. Chúc các bạn ngày càng yêu thích và học tốt môn Văn.
Copyright © 2021 HOCTAP247