Câu 1. Dựa theo cốt truyện và hãy tìm những chi tiết liên quan đến nhân vật An Dương Vương. Trên cơ sở các chi tiết anh chị hãy phân tích:
a. Do đâu mà An Dương Vương được thần linh giúp đỡ? Kể về sự giúp đỡ thần kì đó, dân gian muốn thể hiện cách đánh giá như thế nào về nhà vua.
b. Sự mất cảnh giác của nhà vua được biểu hiện thế nào?
c. Sáng tạo chi tiết Rùa Vàng, Mị Châu, ... nhân dân muốn biểu lộ thái độ, tình cảm gì đối với nhân vật lịch sử An Dương Vương và việc mất nước Âu Lạc?
Trả lời:
a) An Dương Vương được thần linh giúp đỡ là nhờ tinh thần cảnh giác, ý chí đanh thép quyết tâm bảo vệ Tổ quốc của mình. Ông lo xây thành dù nhiều lần băng lở, tốn nhiều công sức vẫn không bỏ cuộc. Nhà vua cũng chuẩn bị cả vũ khí từ khi giặc còn ở xa chưa đến.
Tưởng tượng về sự giúp đỡ thần kì của thần linh đôi với An Dương Vương cũng là một phương cách để nhân dân ca ngợi nhà vua, thể hiện lòng tự hào với chiến công đắp thành chế nỏ chiến thắng ngoại xâm của dân tộc.
b) Sự mất cảnh giác của An Dương Vương là không suy xét kĩ, mơ hồ về bản chất ngoan cố của kẻ thù xâm lược, chẳng những đồng ý cho Trọng Thủy đi lại mà còn gả con gái yêu của mình là nàng Mị Châu cho Trọng Thủy nữa. Đây chính là cơ hội tốt mở đường cho con trai đối phương lọt vào làm nội gián trong hàng ngũ của mình mà không hề hay biết. Lúc quân Triệu Đà sang đánh, vua cậy có nỏ thần vẩn điềm nhiên, đánh cờ, không phòng bị gì cả nghĩa là hết sức chủ quan khinh địch.
c) Sáng tạo ra những chi tiết về Rùa Vàng, Mị Châu, nhà vua tự tay chém con gái... nhân dân muốn biểu lộ thái độ, tình cảm của mình là:
- Tỏ lòng kính trọng đối với thái độ dũng cảm của An Dương Vương, một vị anh hùng đã chiến bại.
- Phê phán thái độ mất cảnh giác: “Trái tim lầm chỗ đặt lên đầu” của Mị Châu.
- Giải thích vì sao mất nước nhằm xoa dịu nỗi đau mất nước.
Câu 2 : Về việc Mị Châu lén đưa cho Trọng Thủy xem nỏ thần, có hai cách đánh giá như sau:
- Mị Châu làm vậy chỉ là thuận theo tình cảm vợ chồng mà bỏ quên nghĩa vụ với đất nước.
- Mị Châu làm theo ý chồng là lẽ tự nhiên, hợp lí
Ý kiến riêng của anh (chị) thế nào?
Trả lời :
Để đánh giá việc Mị Châu lén đưa cho Trọng Thủy xem nỏ thần cho đúng đắn phải dựa trên hai cơ sở có tính nguyên tắc:
Trước tiên, truyền thuyết là một loại hình nghệ thuật dầy tính sáng tạo, phản ánh lịch sử, kế về sự kiện lịch sử và nhân vật lịch sử để nhằm ca ngợi, đề cao cái đẹp, cái tôt, cái tích cực vò phô phán cái xâu, cái tiêu cực theo quan niệm của nhân dân. Lịch sử nước ta từ sau thời Âu Lạc đến truyền thuyết trên được cố định hóa trong văn bản Lĩnh Nam chính quái khoảng 18 thế kỉ, nhân dán ta luôn không ngừng chăm lo giữ nước và cùng không ngừng chiên đâu vì độc lập tự do. Trong bối cảnh như thế, lòng yêu nước thương nòi, tinh thần tự hào . dân tộc... nhất định phải là một trong những truyền thuyết sâu rễ bền gốc nhất và phát triển liên tục nhất.
Nói như thế là đã rõ vì sao nhân dân ta phê phán Mị Châu bằng bản án tử hình một cách đích đáng. Thấu lí nhưng nhân dân cũng rất đạt tình, thấu hiểu Mị Châu mắc tội không do chủ ý mà chỉ vô tình, ngây thơ, nhẹ dạ. Bởi vậy mà truyền thuyết đã “sắp xếp” để mai này chảy xuống nước, trai sò ăn phải đều biến thành hạt châu đúng như lời nguyền của nàng...
Trong bài thơ Tâm sự, nhà thơ Tố Hữu từng viết:
“Tôi kể người xưa chuyện Mị Châu
Trái tim lầm chỗ đặt trẽn đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu”.
Câu 3. Mị Châu bị Rùa Vàng kết tội là giặc, lại bị vua cha chém đầu, nhưng sau đó, máu nàng hóa thành ngọc trai, xác nàng hóa thành ngọc thạch. Hư cấu như vậy, người xưa muốn bày tỏ thái độ và tình cảm thế nào đối với nhân vật Mị Châu và muốn gửi gắm gì đến thế hệ trẻ muôn đời sau.
Trả lời:
Mị Châu bị thần Rùa Vàng kết tội là giặc, lại bị vua cha chém đầu. Nhưng sau đó, máu nàng hóa thành ngọc trai, xác nàng hóa thành ngọc thạch. Hư cấu như vậy, người xưa vừa bày tỏ thái độ nghiêm khắc, đã thi hành bản án của lịch sử vừa thể hiện tình cảm bao dung, thấu hiểu cảm thông với sự vô tư trong trắng, thơ ngây vì vô tình mà mắc tội của Mị Châu.
Bài học mà người xưa ở đây muôn nhắn gửi đến thế hệ trẻ gái trai muôn đời sau là phải đặt việc nước lên trên việc nhà, «lặt cái chung lên trên cái riêng. Đây là bài học đạo đức cần thiết cho cả mọi người, mọi nhà, mọi thời đại.
Câu 4. Trọng Thủy gây nên sự sụp đổ cơ đồ Âu Lạc và cái chết cho Mị Châu. Vậy anh (chị) hiểu như thế nào về hình ảnh "ngọc trai - giếng nước"?
Trả lời :
Trọng Thủy trước sau vẫn là một tên gian tế. Chính hắn đã gây nên sự sụp đổ cơ đồ Âu Lạc và cái chết của hai cha con Mị Châu. Thế mà có người lại cho rằng hình tượng ngọc trai, nước giếng là để chỉ mối tình chung thủy Mị Châu - Trọng Thủy. Hãy đọc kĩ lại văn bản: Mị Châu trước khi bị vua cha trừng phạt về tội phản nghịch có khấn: “Thiếp là phận gái, nếu có lòng phản nghịch mưu hại cha, chét đi sẽ biến thành cát bụi. Nếu một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối thì chết đi sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù”. Liền đó “Mị Châu chêt ở bờ biển, máu chảy xuống nước, trai sò ăn phải đều biến thành hạt châu”. Như vậy điều này đã minh chứng cho lòng trong trắng của nàng, khẳng định nàng vốn không có lòng phản nghịch, cho thấy cái chết của nàng dẫu sao cùng là một nỗi oan tình đáng thương.
Nói hình ảnh ngọc trai - nước giếng nhằm ca ngợi mối tình chung thủy Mị Châu - Trọng Thủy là sai lầm, bởi lẽ những người dân Âu Lạc nước không đời nào lại sáng tạo nghệ thuật để ca ngợi những kẻ đã đưa họ đến bi kịch thất quốc vong gia. Cũng phải hiểu là An Dương Vương tuy cố góp phần dẫn đến bi kịch mất nước Âu Lạc, nhưng nhân dân Ầu Lạc trước sau vẫn một lòng kính trọng suy tôn ông là anh hùng dân tộc
Câu 5. Từ những điều đã phân tích, anh (chị) hãy cho biết đâu là "cốt lõi lịch sử" của truyện và cốt lõi lịch sử đó được dân gian thần kì hóa như thế nào?
Trả lời :
Cốt lõi lịch sử của truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy là nước Âu Lạc và thời An Dương Vương đã được kiến tạo liên với thành cao, hào sâu, với vũ khí lợi hại, đủ sức để chiến thắng cuộc xâm lược từ phương Bắc của Triệu Đà. Nhưng rất tiếc về sau đã lại rơi vào tay kẻ thù xâm lược ấy.
Cốt lõi lịch sử vừa nói đã đươc dân gian thần kì hóa. Nhân vật thần Rùa Vàng xuất hiện giúp An Dương Vương xây thành cổ Loa ở đầu truyện là nhằm thần kì hóa chiến công xây thành, chế nỏ bảo vệ đất nước của dân tộc ta mà đứng đầu là An Dương Vương. Đến cuối truyện thần Rùa Vàng lại hiện lên kết ần Mị Châu, rước An Dương Vương về thủy phủ nơi Lạc Long Quân ngự trị. Rồi nhân vật Mị Châu được hư cấu hóa với sự hóa thân kì diệu sau khi chết. Những chi tiết vừa nối này nhằm giải thích việc mất nước Ầu Lạc qua trí tưởng tượng của một dân tộc rất đỗi yêu nước nay lần đầu bị mất nước. Cả đến Trọng Thủy với chi tiết nước giếng có hồn Trọng Thủy rửa ngọc ở biển Đông làm ngọc trong sáng thêm cũng là sản phẩm trừu tượng của những chi tiết thần kì hóa này, phù hợp với tình cảm của dân gian Âu Lạc. Điều này thỏa mãn được nhu cầu tâm lí rất đỗi thiêng liêng của nhân dân là khẳng định dứt khoát rằng An Dương Vương và nhân dân Âu Lạc mất nước không phải do bất tài mà chính do kẻ thù dừng thủ đoạn hèn hạ, lợi dụng tình yêu trai gái, nhằm vào cô gái ngây thơ cả tin như Mị Châu. Điều đó cũng là sự đáp ứng nhu cầu của dân gian Âu Lạc khẳng định sự bất tử của vị vua anh hùng dựng nước vang danh một thời, với thành cổ Loa hoành tráng, bề thế được bảo vệ bởi chiếc nỏ thần lợi hại khiến kẻ thù phương Bắc phải khiếp sợ.
Như thế đúng là sự thần kì hóa lịch sử truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy nhằm suy tôn dân tộc và đất nước, đồng thời cũng hạ thấp kẻ thù.
LUYỆN TẬP
Câu 1. Có hai cách đánh giá như sau:
a. Trọng Thủy chỉ là một kẻ gián điệp, ngay cả việc yêu Mị Châu cũng chỉ là giả dối.
b. Giữa Trọng Thủy và Mị Châu có tình yêu chung thủy và hình ảnh "ngọc trai - giếng nước" đã ca ngợi mối tình đó.
Trả lời:
Cả hai cách đánh giá a và b đều hời hợt, phiến diện đều chỉ đúng được một nửa. Học sinh suy nghĩ tự tìm ra lời giải đáp toàn diện phù hợp với dạo lí của dân tộc và đạo lí của con người.
Câu 2. An Dương Vương đã tự tay giết chết người con gái duy nhất của mình nhưng lại được dân gian dựng đền và am thờ hai cha con ngay cạnh nhau. Cách xử lí như vậy nói lên truyền thống đạo lí gì của nhân dân ta?
Trả lời:
An Dương Vương đã tự tay chém người con gái duy nhất cùa mình. Nhưng dân gian lại dựng đền và am thờ hai cha con bên cạnh nhau. Cách xử lí như vậy rất phù hợp với đạo lí truyền thống của dân tộc ta. Đó là cách xử lí thể hiện sự bao dung với đứa con trót có thời lầm lỡ gây tai họa cho nhân dân, nhưng cuối cùng đã hôi hận và thọ hình xứng đáng. Đó cũng là đức nhân hậu của nhân dân ta.
Câu 3. Tìm một số bài thơ viết về Mị Châu - Trọng Thủy và nêu lên sức sống lâu bền của Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy?
Trả lời:
Một vài bài thơ viết về Mị Châu — Trọng Thủy
MỊ CHÂU
Lông ngỗng rơi trắng đường chạy nạn
Những chiếc lông không tự biết giấu mình.
Nước mắt thành mặt trái của lòng tin
Tình yêu đến cùng đường cái chết
Nhưng người đẹp dẫu rơi đầu vẫn đẹp
Tình yêu bị dối lừa vẫn nguyên vẹn tình yêu.
Giá như trên đời còn có một Mị Châu
Vừa say đắm yêu đương vừa luôn luôn cảnh giác
Không sơ hở, chẳng mắc lừa mẹo giặc
Một Mị Châu như ta vẫn hằng mơ.
Thì hẳn Mị Châu không sống đến bây giờ
Để chung thủy với tình yêu hai ngàn năm có lẻ
Như anh với em dẫu yêu nhau chung thủy
Đến bạc đầu bất quá chỉ trăm năm
Nên chúng ta dù rất đỗi đau lòng vẫn không thể cứu Mị Châu khỏi chết
Lũ trai biển sẽ thay người nuôi tiếp
Giữa lòng mình viên ngọc của tình yêu.
Vẫn còn đây pho tượng đá cụt đầu
Bởi đầu cụt nên tượng càng rất sống
Cái đầu cụt gợi nhớ dòng máu nóng
Hai ngàn năm dưới đá vẫn tuôn trào
Anh cùng như em muốn nhắc Mị Châu
Đời còn giặc xin đừng quên cảnh giác
Nhưng nhắc sao được hai ngàn năm trước .
Nên em ơi ta đành tự nhắc mình.
(Anh Ngọc)
VIẾNG MỊ CHÂU
Phải đau lắm lẫn trải tim
Nàng thờ chữ hiếu, duyên tin tại trời
Giấy trong, lòng cạn tại người
Long lanh châu ngọc để đời nỗi đau
Oan đẩu ngọc thạch mất đầu
Trầm hương thương tiếc Mị Châu lụy tình.
(Hoài An)
Copyright © 2021 HOCTAP247