Bài văn mẫu phân tích nhân vật Mị Châu- Ngữ Văn 10
Phân tích nhân vật Mị Châu trong truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy để làm sáng tỏ luồng ý kiến trái chiều khi cho rằng Mị Châu cả tin và cạn nghĩ, là nguyên nhân khiến nước nhà diệt vong.
Phân tích nhân vật Mị Châu trong truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy
- Giới thiệu tác phẩm, dẫn dắt vào nhân vật Mị Châu
- Xuất thân và hoàn cảnh của nhân vật Mị Châu
+ Mị Châu là công chúa, con gái duy nhất của vua An Dương Vương.
+ Từ nhỏ, Mị Châu đã được sống trong cung vàng điện ngọc, trong sự yêu thương và chiều chuộng hết lòng của vua cha.
+ Sau này Mị Châu được gả cho Trọng Thủy, chàng là con trai của Triệu Đà- người từng đem quân xâm lược Âu Lạc nhưng bị thất bại.
+ Từ ngày thành đôi với Trọng Thủy, Mị Châu chỉ biết đắm chìm trong tình yêu, ngây thơ, thờ ơ với sự tồn vong của đất nước. Thế nên nàng không nghi ngờ mà trao toàn bộ tình cảm cùng bảo vật liên quan đến an nguy của đất nước cho Trọng Thủy, tiếp tay cho chàng tạo phản.
+ Nàng không ý thức được tầm quan trọng của nỏ thần liên quan đến an nguy của đất nước mà dễ dàng đem nó ra cho Trọng Thủy xem trộm mà không nghi ngờ hay đề phòng.
+ Nàng còn cả tin đến mức không để ý mà xem lời cảnh báo của Trọng Thủy chỉ như một lời nhắn nhủ:”Tình vợ chồng không thể lãng quên, nghĩa mẹ cha không thể dứt bỏ, ta nay trở về thăm cha, nếu như đến lúc hai nước thất hòa, Bắc Nam cách biệt, ta lại tìm nàng lấy gì làm dấu?".
=> Sự báo trước của Trọng Thủy về trận chiến sắp xảy ra giữa hai nước.
+ Sự ngây thơ của nàng được đẩy lên đến đỉnh điểm khi nàng cùng vua cha cưỡi trên một con ngựa để chạy trốn, nhưng Mị Châu vẫn cố tình rải lông ngỗng từ áo khoác để đường cho Trọng Thủy truy sát vua cha của mình.
+ Cuối cùng chính sự ngu muội và phản bội trong vô thức của Mị Châu đã khiến nàng chính thức trở thành tội đồ khiến nước mất, nhà tan, tình cha con cũng không còn nguyên vẹn.
=> Để đền tội cho quốc gia, Mị Châu chết dưới lưỡi kiếm của An Dương Vương, trong lòng còn mang theo nỗi oán hận, sự đau đớn muôn đời.
Dàn ý chi tiết phân tích Mị Châu
+ Mị Châu một mực si mê, dành hết tình cảm cho Trọng Thủy, nàng yêu chàng say đắm và đặt hết lòng tin vào chàng. Mị Châu dùng trái tim đơn thuần, trong sáng nhất để yêu chàng và cũng mong Trọng Thủy sẽ đối với nàng như vậy.
+ Chính vì tin chồng, nàng đã xem Trọng Thủy như một người thân trong gia đình, nên nàng không muốn giấu giếm chàng điều gì, ngay cả nỏ thần là báu vật quan trọng, ảnh hưởng đến vận mệnh đất nước nàng cũng tin tưởng cho chàng xem trộm.
+ Sự việc Mị Châu rải lông ngỗng tuy là một việc làm ngu ngốc, nhưng trong thâm tâm nàng vẫn mong nối lại mối duyên với chàng, nàng vẫn tin Trọng Thủy sẽ lần theo lông ngỗng để tìm đến cứu nàng và vua cha.
+ Đến cuối cùng khi biết được chân tướng, Mị Châu chỉ còn biết lấy cái chết đền tội, và cũng để giải thoát cho sự đau khổ oán hận trong lòng nàng vì bị người mình yêu thương nhất phản bội.
+ Máu của nàng nhỏ xuống giếng hóa thành ngọc trai như một hóa thân thể hiện tấm lòng trong sáng nhưng vô tình gây ra lỗi lầm không thể sửa chữa của nàng.
Xem thêm:
Tóm tắt truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy
Phân tích nhân vật An Dương Vương hay nhất có dàn ý
- Tóm tắt lại nhân vật Mị Châu, nêu cảm nghĩ bản thân.
Bài văn hay phân tích chi tiết nhân vật Mị Châu
Mị Châu vốn là con gái duy nhất của vua An Dương Vương. Có lẽ vì từ nhỏ, nàng đã được sống trong sung sướng và chẳng phải lo nghĩ bất cứ điều phiền muộn gì bởi sự bao bọc, yêu thương và cưng chiều của vua cha nên Mị Châu vốn mang tâm hồn ngây thơ, trong sáng và chưa thấu hiểu chuyện đời.
Bên cạnh đó, lỗi lầm một phần cũng thuộc về vua An Dương Vương khi ông chỉ biết nuông chiều con gái mà quên đi việc phải dạy cho nàng những bài học cũng như gánh nặng của những người đứng đầu một nước để nàng hiểu được trách nhiệm của mình và trưởng thành, chín chắn hơn. Vua An Dương Vương cũng đã quá kiêu ngạo khi đồng ý gả Mị Châu cho Trọng Thủy, trong khi ông biết chàng là con trai của Triệu Đà- người từng dẫn quân xâm lược Âu Lạc nhưng thất bại nên mới toan tính đến kế sách liên hôn giữa hai nước để dễ bề thực hiện âm mưu của mình. Thế nhưng, An Dương Vương vẫn không hề nghĩ đến trường hợp đó.
Xét về tinh tiết này thì có lẽ người gây ra sai lầm đầu tiên chính là An Dương Vương chứ không hẳn là lỗi của Mị Châu. Bởi thân là một công chúa, nếu nàng đồng ý mối hôn nhân với Trọng Thủy nghĩa là nàng đã mang lập đại công cho nước nhà trong việc tạo nên hòa bình giữa hai nước. Nhưng sau cùng vô tình lại trở thành tội nhân của quốc gia.
Nhân vật Mị Châu là tội nhân gây ra bi kịch cho đất nước
Nếu xét về lỗi lầm của Mị Châu có chăng là sự chung tình đến mức cả tin của nàng trong tình yêu. Nhưng điều đó cũng không sai, bởi lẽ trái tim của một nàng công chúa mới lớn, vừa biết rung động nên tình cảm dành cho Trọng Thủy cũng mãnh liệt như sóng biển cuộn trào. Vì vậy mà nàng yêu nồng nhiệt, và cũng đặt hết niềm tin cũng như cuộc đời của mình vào chàng mà ngây thơ tin những gì chàng nói, làm theo những gì chàng xúi giục mà không hề đề phòng hay nghi ngờ.
Vốn dĩ nàng nghĩ Trọng Thủy đã trở thành phò mã, hai nước thái bình nên dù có đem nỏ thần cho chàng xem thì cũng chỉ là chuyện thường tình, mặc dù Mị Châu biết nỏ thần là báu vật quyết định sự tồn vong của quốc gia và không ai được động đến. Nên khi Trọng Thủy mượn nỏ thần với lý do về thăm quê nàng cũng không có ý nghi ngờ, thậm chí là không báo cáo lại cho An Dương Vương biết. Đến khi Trọng Thủy úp mở về sự tạo phản bằng câu nhắn nhủ thay cho lời cảnh báo ”Tình vợ chồng không thể lãng quên, nghĩa mẹ cha không thể dứt bỏ, ta nay trở về thăm cha, nếu như đến lúc hai nước thất hòa, Bắc Nam cách biệt, ta lại tìm nàng lấy gì làm dấu?". Nhưng Mị Châu vẫn dùng trái tim tin yêu và không mảy may để ý đến lời chàng nói.
Đến lúc nước nhà lâm nguy, nàng phải cùng vua cha cưỡi cùng một ngựa chạy trốn nhưng Mị Châu vẫn nhớ đến những lời chồng mình :"Tình vợ chồng không thể lãng quên, nghĩa mẹ cha không thể dứt bỏ, ta nay trở về thăm cha, nếu như đến lúc hai nước thất hòa, Bắc Nam cách biệt, ta lại tìm nàng lấy gì làm dấu?". Câu hỏi này của Trọng Thủy như một sự cứu cánh cuối cùng mà nàng vẫn tin tưởng và bám víu với hy vọng nói lại duyên tình và cứu thoát vua cha, nên Mị Châu mới nghĩ ra cách bứt lông ngỗng trên áo dãi suốt chặng đường để làm dấu cho Trọng Thủy đuổi theo.
Xem thêm:
Phân tích nhân vật An Dương Vương
Cảm nhận nhân vật Trọng Thủy hay nhất
Đến cuối cùng, Mị Châu đau đớn nhận ra tình cảm của nàng, niềm tin của nàng bị phản bội một cách trắng trợn. Trái tim trinh nguyên, trong sáng, nàng một lòng dành cho Trọng Thủy cũng bị tổn thương không thể vá lành. Lúc này Mị Châu từ một công chúa tạo hòa bình cho hai nước trở thành tội nhân gây nên cảnh nước mất nhà tan, hại vua cha bị truy sát không còn đường lui. Suy cho cùng, Mị Châu cũng chỉ là nạn nhân trong một tình yêu đầy sự toan tính, mưu mô chính trị. Nàng vốn không nghĩ tình yêu lại tan vỡ, bị phản bội bởi sự tranh giành ngai vàng, bởi quyền lực đứng đầu một nước.
Mị Châu là nạn nhân trong tình yêu đầy toan tính
Nàng đã làm gì nên tội, nàng đã dành cho Trọng Thủy tình yêu cao quý và thanh thuần nhất của một người con gái trong sáng. Nàng đã yêu chàng bằng cả tấm lòng, cả trái tim, nàng từ lâu đã xem chàng như người thân nên mới cho chàng xem trộm nỏ thần mà không hề nghi ngại hay đề phòng chàng có ý mưu phản.
Đến khi nàng và cha lâm vào bước đường cùng, Mị Châu vẫn không quên được Trọng Thủy. Nàng vẫn cố tìm mọi cách để gặp lại chàng, để hy vọng rằng vẫn có thể nối tiếp duyên tình với chàng bằng cách rải lông ngỗng làm dấu, thì mới phát hiện ra sự thật đau lòng. Cuối cùng, nàng đau đớn tột cùng khi nhận ra tình cảm của Trọng Thủy dành cho mình chỉ là vụ lợi, lừa dối, khiến nàng trở thành tội nhân thiên cổ, vết nhơ mãi không thể rửa sạch nên cũng thiết sống nữa.
Tuy nhiên, trước khi chết dưới lưỡi kiếm của cha, Mị Châu vẫn muốn thanh minh cho sự trong sạch của mình lần cuối và chỉ mong rửa tiếng “bất trung, bất hiếu” với lời tuyên bố “Nếu có lòng phản nghịch, mưu hại cha, chết đi sẽ biến thành cát bụi. Nếu một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối thì chết đi sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù“.
Xem thêm:
Dàn ý phân tích truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy
Bài mẫu phân tích truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy
Qua truyền thuyết An Dương Vương và câu chuyện đẫm nước mắt với nỗi oan khuất và sự đau đớn của nhân vật Mị Châu. Ta có thể đồng cảm và cảm thông với nàng công chúa đã trao trọn con tim cho người mình yêu và mong muốn giữ tình ban giao giữa hai nước, nhưng vô tình lại trở thành tội nhân gây cảnh nước mất nhà tan. Suy cho cùng, nàng cũng chỉ là nạn nhân của bi kịch tình yêu nên mới vướng phải oan tình và sai lầm khó rửa sạch.
Hy vọng bài văn tham khảo phân tích nhân vật Mị Châu sẽ giúp bạn có thêm cảm hứng và những giờ học tập hiệu quả môn Ngữ Văn 10.
Copyright © 2021 HOCTAP247