Với một đa giác bất kì không có công thức tính cụ thể, ta có thể thực hiện các cách sau để tính diện tích đa giác:
Ở hình vẽ trên ta có thể lần lượt tính diện tích các tam giác ABC,ACD,ADE rồi cộng lại để được diện tích đa giác ABCDE.
Với hình trên ta có thể lấy diện tích tam giác AFG trừ đi phần diện tích của BCF và DEG để được diện tích đa giác ABCDE.
Chẳng hạn với hình trên ta có thể chia thành các hình gồm một hình thoi CEFG, một hình thang vuông ABCH và một tam giác vuông CDE để tính diện tích.
Bài 1: Qua một điểm O thuộc đường chéo BD, ta kẻ các đường thẳng EF // AB và GH // AD. Chứng minh \({S_{A{\rm{E}}OG}} = {S_{CF{\rm{O}}HA}}\)
Hướng dẫn giải:
Ta có:
\(\begin{array}{l}
\Delta AB{\rm{D}} = \Delta C{\rm{D}}B \Rightarrow {S_{AB{\rm{D}}}} = {S_{CB{\rm{D}}}}\,\,\left( 1 \right)\\
\Delta EO{\rm{D}} = \Delta H{\rm{DO}} \Rightarrow {S_{{\rm{EOD}}}} = {S_{{\rm{HDO}}}}\,\,\left( 2 \right)\\
\Delta GBO = \Delta F{\rm{O}}B \Rightarrow {S_{GBO}} = {S_{F{\rm{O}}B}}\,\,\left( 3 \right)\\
{S_{A{\rm{E}}OG}} = {S_{AB{\rm{D}}}} - \left( {{S_{EO{\rm{D}}}} + {S_{GBO}}} \right)\,\,\left( 4 \right)\\
{S_{CF{\rm{O}}H}} = {S_{C{\rm{D}}B}} - \left( {{S_{H{\rm{D}}O}} + {S_{F{\rm{O}}B}}} \right)\,\,\left( 5 \right)
\end{array}\)
Từ (1), (2), (3), (4), (5) ta được: \({S_{A{\rm{E}}OG}} = {S_{CF{\rm{O}}H}}\)
Bài 2: Cho tam giác ABC cân tại đỉnh A. Một điểm D bất kì lấy trên các cạnh đáy BC, ta kẻ \(DE \bot AB,DF \bot AC\). Chứng minh rằng tổng DE + DF không phụ thuộc vào vị trí điểm D mà ta chọn trên BC
Hướng dẫn giải:
Ta có:
\(\begin{array}{l}
{S_{A{\rm{D}}B}} = \frac{1}{2}DE.AB = \frac{1}{2}DE.AC\\
{S_{A{\rm{D}}C}} = \frac{1}{2}DF.AC
\end{array}\)
Kẻ đường cao BH
\(\begin{array}{l}
{S_{A{\rm{D}}B}} + {S_{A{\rm{D}}C}} = \frac{1}{2}AC.\left( {DE + DF} \right)\\
{S_{ABC}} = \frac{1}{2}AC.BH
\end{array}\)
Mà
\(\begin{array}{l}
{S_{A{\rm{D}}B}} + {S_{A{\rm{D}}C}} = {S_{ABC}} \Rightarrow AC\left( {DE + DF} \right) = AC.BH \Rightarrow DE + DF = BH\\
\end{array}\)
Tổng DE+DF luôn bằng một độ dài không đổi. Vậy nó không phụ thuộc vào vị trí của điểm D
Qua bài giảng Diện tích đa giác này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như :
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Hình học 8 Bài 6 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Hình học 8 Bài 6 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập 37 trang 130 SGK Toán 8 Tập 1
Bài tập 38 trang 130 SGK Toán 8 Tập 1
Bài tập 39 trang 131 SGK Toán 8 Tập 1
Bài tập 40 trang 131 SGK Toán 8 Tập 1
Bài tập 47 trang 164 SBT Toán 8 Tập 1
Bài tập 48 trang 164 SBT Toán 8 Tập 1
Bài tập 49 trang 164 SBT Toán 8 Tập 1
Bài tập 50 trang 164 SBT Toán 8 Tập 1
Bài tập 6.1 trang 164 SBT Toán 8 Tập 1
Bài tập 6.2 trang 165 SBT Toán 8 Tập 1
Bài tập 6.3 trang 165 SBT Toán 8 Tập 1
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Toán HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
Copyright © 2021 HOCTAP247