Trang chủ Lớp 2 Tiếng việt Lớp 2 SGK Cũ Chủ điểm: Thầy Cô Tuần 7 Tập đọc: Thời khóa biểu - Tiếng Việt 2

Tuần 7 Tập đọc: Thời khóa biểu - Tiếng Việt 2

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Hướng dẫn đọc

- Cách đọc:

+ Đọc thời khóa biểu theo từng ngày (thứ - buổi - tiết).

+ Đọc thời khóa biểu theo buổi (buổi - thứ - tiết).

- Nghĩa các từ khó:

+ Thời khóa biểu: lịch cụ thể để thực hiện một hoạt động nào đó.

+ Hoạt động vui chơi: tham gia những trò chơi giải trí.

1.2. Hướng dẫn trả lời câu hỏi

Câu 1. (trang 58)

Câu hỏi: Đọc thời khóa biểu theo từng ngày (thứ - buổi - tiết).

Gợi ý:

Thứ tư:

- Buổi sáng: tiết 1: Tiếng Việt ; tiết 2: Toán ; tiết 3: Tiếng Việt ; tiết 4: Nghệ thuật.

- Buổi chiều: tiết 1: Nghệ thuật ; tiết 2: Thể dục ; tiết 3: Hoạt động tập thể.

Câu 2. (trang 58)

Câu hỏi: Đọc thời khóa biểu theo buổi (buổi - thứ - tiết).

Gợi ý:

- Buổi sáng: Thứ 5,  tiết 1: Tiếng Việt ; tiết 2: Toán ; tiết 3: Tiếng Việt ; tiết 4: Tự nhiên và xã hội.

- Buổi chiều: Thứ 6,  tiết 1: Toán ; tiết 2: Tiếng Việt; tiết 3: Hoạt động tập thể.

Câu 3. (trang 58)

Câu hỏi: Đọc và ghi lại số tiết học chính (ô màu hồng), số tiết học bổ sung (ô màu xanh), và số tiết học tự chọn (ô màu vàng).

Gợi ý:

- Tiết học chính:

+ Tiếng Việt: 10 tiết.

+ Toán: 5 tiết.

+ Đạo đức: 1 tiết.

+ Nghệ thuật: 3 tiết.

- Tiết học bổ sung:

+ Tiếng Việt: 2 tiết.

+ Toán: 2 tiết.

+ Thể dục: 1 tiết.

+ Nghệ thuật: 3 tiết.

- Tiết học tự chọn:

+ Tin học: 1 tiết.

+ Ngoại ngữ: 2 tiết.

Câu 4. (trang 58)

Câu hỏi: Em cần thời khóa biểu để làm gì?

Gợi ý:

- Thời khóa biểu giúp em sắp xếp thời gian hợp lí, biết chuẩn bị bài và đồ dùng học tập cho đúng.

Lời kết

- Học xong bài này, các em cần nắm:

+ Biết cách đọc một thời khóa biểu cụ thể.

+ Lập được thời khóa biểu cho bản thân.

- Các em có thể tham khảo thêm bài học Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ để chuẩn bị cho bài học tiếp theo được tốt hơn.

Copyright © 2021 HOCTAP247