Trang chủ Lớp 2 Tiếng việt Lớp 2 SGK Cũ Chủ điểm: Chim Chóc Tuần 21 Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Từ ngữ về chim chóc - Tiếng Việt 2

Tuần 21 Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Từ ngữ về chim chóc - Tiếng Việt 2

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Câu 1 trang 27 SGK Tiếng Việt 2

Câu hỏi: Xếp tên các loài chim cho trong ngoặc đơn vào nhóm thích hợp:

(cú mèo , gõ kiến, chim sâu, cuốc, quạ, vàng anh)

a. Gọi tên theo hình dáng: chim cánh cụt,...

b. Gọi tên theo tiếng kêu: tu hú,...

c. Gọi tên theo cách kiếm ăn: bói cá,...

Gợi ý:

a. Gọi tên theo hình dáng: chim cánh cụt, cú mèo, vàng anh.

b. Gọi tên theo tiếng kêu: tu hú, cuốc, quạ.

c. Gọi tên theo cách kiếm ăn: bói cá, gõ kiến, chim sâu.

1.2. Câu 2 trang 27 SGK Tiếng Việt 2

Câu hỏi: Dựa vào những bài tập đọc đã học, trả lời các câu hỏi sau:

a. Bông cúc trắng mọc ở đâu?

b. Chim sơn ca bị nhốt ở đâu?

c. Em làm thẻ mượn sách ở đâu?

Gợi ý:

a. Bông cúc trắng mọc bên bờ rào, giữa đám cỏ dại.

b. Chim sơn ca bị nhốt ở trong lồng.

c. Em làm thẻ mượn sách ở thư viện trường.

1.3. Câu 3 trang 27 SGK Tiếng Việt 2

Câu hỏi: Đặt câu hỏi có cụm từ ở đâu cho mỗi câu hỏi sau:

a. Sao chăm chỉ họp ở phòng truyền thống của trường.

b. Em ngồi ở dãy bàn thứ tư, bên trái.

c. Sách của em để trên giá sách.

Gợi ý:

a. Sao chăm chỉ họp ở đâu?

b. Em ngồi ở đâu?

c. Sách của em để ở đâu?

Lời kết

- Học xong bài này, các em cần nắm:

+ Nắm được những từ ngữ về chim chóc.

+ Biết cách đặt và trả lời cho câu hỏi "Ở đâu?".

- Các em có thể tham khảo thêm bài học Tập đọc: Vè chim để chuẩn bị cho bài học tiếp theo được tốt hơn.

Copyright © 2021 HOCTAP247