Trang chủ Lớp 6 Vật lý Lớp 6 SGK Cũ Chương 1: Cơ Học Vật lý 6 Bài 5: Khối lượng - Đo khối lượng

Vật lý 6 Bài 5: Khối lượng - Đo khối lượng

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

2.1. Khối lượng. Đơn vị khối lượng:

2.1.1. Khối lượng:

  • Định nghĩa: Khối lượng chỉ lượng chất chứa tạo thành vật đó.

  • Ví dụ: 

    • Khối lượng tịnh 397g ghi trên hộp sữa chỉ  lượng sữa chứa trong hộp là 397g

    • Số 500g ghi trên túi bột giặt chỉ lượng bột giặt trong túi

2.1.2. Đơn vị khối lượng:

a. Đơn vị đo khối lượng hợp pháp của nước Việt Nam là kílôgam (kí hiệu: kg)

  • Kílôgam là khối lượng của một quả cân mẫu đặt ở Viện đo lường Quốc Tế ở Pháp.

b. Các đơn vị khối lượng khác thường gặp:

  • Gam (g) 1g = \(\frac{1}{{1000}}\) kg.

  • Hectôgam (lạng): 1 lạng = 100g.

  • Tấn (t): 1t = 1000 kg.

  • Tạ: 1 tạ = 100g.

2.2. Đo khối lượng:

2.2.1.Tìm hiểu cân Rôbécvan

Hình 5.2 bài C7 trang 18 SGK Vật lí lớp 6

  • Các bộ phận của cân Rôbécvan: gồm có đòn cân, đĩa cân, kim cân và hộp quả cân.

  • GHĐ của cân Rô béc van là tổng khối lượng các quả cân có trong hộp.

  • ĐCNN của cân Rô béc van là khối lượng của quả cân nhỏ nhất có trong hộp.

2.2.2. Cách dùng cân Rôbécvan để cân một vật: 

  • Thoạt tiên, phải điều chỉnh sao cho khi chưa cân, đòn cân phải nằm thăng bằng, kim cân chỉ đúng vạch giữa (*). Đó là việc điều chỉnh số 0 .

  • Đặt vật đem cân lên đĩa cân bên trái.

  • Đặt lên đĩa cân bên kia một số  quả cân có khối lượng phù hợp và điều chỉnh con mã sao cho đòn cân nằm thăng bằng, kim cân nằm đúng giữa bảng chia độ.

  • Tổng khối lượng của các quả cân trên đĩa cân cộng với số chỉ của con mã sẽ bằng khối lượng của vật đem cân

2.2.3. Các loại cân khác

  • Một số loại cân thường sử dụng trong đời sống: cân tạ, cân y tế, cân đòn, cân đồng hồ.

Bài 1:

Để đo khối lượng người ta dùng dụng cụ gì ?
A. Thước.
B. Bình chia độ.
C. Cân.
D. Ca đong. 

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án C

Bài 2

Đơn vị đo khối lượng hợp pháp của nước ta là:
A. Miligam (mg).
D. Tấn (t).
B. Kilôgam (kg).
C. Gam (g). 

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án B

4. Luyện tập Bài 5 Vật lý 6

Qua bài giảng Khối lượng - Đo khối lượng​ này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như:

  • Nhận biết được ý nghĩa vật lý khối lượng của một vật. Kể tên 1 số dụng cụ đo khối lượng thường dùng

  • Biết cách đo khối lượng vật bằng cân Rô béc van và trình bày cách sử dụng.

4.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khối lượng - Đo khối lượng cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 5- Câu 11: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

4.2. Bài tập SGK và Nâng cao về đo khối lượng

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khối lượng - Đo khối lượng để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 5.6 trang 18 SBT Vật lý 6

Bài tập 5.7 trang 18 SBT Vật lý 6

Bài tập 5.8 trang 18 SBT Vật lý 6

Bài tập 5.9 trang 18 SBT Vật lý 6

Bài tập 5.10 trang 18 SBT Vật lý 6

Bài tập 5.11 trang 19 SBT Vật lý 6

Bài tập 5.12 trang 19 SBT Vật lý 6

Bài tập 5.13 trang 19 SBT Vật lý 6

Bài tập 5.14 trang 19 SBT Vật lý 6

Bài tập 5.15 trang 19 SBT Vật lý 6

Bài tập 5.16 trang 19 SBT Vật lý 6

Bài tập 5.17* trang 20 SBT Vật lý 6

5. Hỏi đáp Bài 5 Chương 1 Vật lý 6

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Vật lý HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Copyright © 2021 HOCTAP247