Là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép
Tác dụng của áp lực lên diện tích bị ép thì tỉ số đó gọi là áp suất.
Áp lực
Diện tích
⇒ Như vậy tác dụng của áp lực lên diện tích bị ép (hay áp suất) càng lớn khi áp lực càng mạnh và diện tích bị ép càng nhỏ
Áp suất là độ lớn của áp lực trên 1 đơn vị diện tích bị ép.
\(p=\frac{F}{S}\)
Trong đó : \(p\) là áp suất (N/m2)
F: áp lực tác dụng lên mặt bị ép có diện tích S (N)
S: Diện tích bị ép (m2)
Đơn vị áp suất là N/m2, Paxcan (Pa)
\(1{\rm{ }}Pa{\rm{ }} = {\rm{ }}1{\rm{ }}N/{m^2}\)
Áp suất ánh sáng là áp suất ánh sáng tác dụng lên vật được rọi sáng, áp suất này rất bé khoảng một phần triệu Pa
Dựa vào áp lực tác dụng và diện tích bị ép để làm tăng hoặc giảm áp suất.
Để tăng áp suất ta làm như sau:
Tăng áp lực, giữ nguyên diện tích bị ép
Giữ nguyên áp lực giẩm diện tích bị ép
Tăng áp lực và giảm diện tích bị ép
Để giảm áp suất ta làm như sau:
Giảm áp lực, giữ nguyên diện tích bị ép
Giữ nguyên áp lực, Tăng diện tích bị ép
Giảm áp lực và tăng diện tích bị ép
Lưu ý:
Đơn vị áp suất trong hệ thống đo lường hợp pháp của nước ta là paxcan: 1 Pa = 1 N/m2. Vì Pa quá nhỏ nên trong thực tế, người ta dùng đơn vị lớn hơn là bar: 1 bar = 105 Pa.
Ngoài ra, người ta cũng dùng atmotphe làm đơn vị áp suất. Atmotphe là áp suất gây bời một cột thủy ngân cao 76 cm: 1 at = 103360 Pa.
Để đo áp suất, người ta có thể dùng áp kế
Một áp lực 600N gây áp suất 3000N/m2 lên diện tích bị ép có độ lớn
Diện tích bị ép là :
\(p=\frac{F}{S}\)
Suy ra \(S=\frac{F}{p}=\frac{600}{3000} = 0,2 m^{2}=2000cm^{2}\)
Một người tác dụng lên mặt sàn một áp suất 1,7.104 N/m2. Diện tích của bàn chân tiếp xúc với mặt bàn là 0,03m2 . Hỏi trọng lượng và khối lượng của người đó?
Trọng lượng của người : P = p.S = 17 000 . 0,03 = 510N
Khối lượng của người, m =\(\frac{P}{10}\) = 51kg
Qua bài này, các em sẽ được làm quen với các kiến thức liên quan đến Áp suất cùng với các bài tập liên quan theo nhiều cấp độ từ dễ đến khó…, các em cần phải nắm được:
Phát biểu được định nghĩa về áp lực và áp suất.
Viết được công thức tính áp suất và kể tên, đơn vị của các đại lượng có trong công thức và vận dụng công thức để giải được bài tập đơn giản
Nêu cách làm tăng, giảm áp suất và dùng nó để giải thích một số hiện tượng đơn giản trong cuộc sống
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 7 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
Câu 4- Câu 10: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Vật lý 8 Bài 7 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập 7.5 trang 23 SBT Vật lý 8
Bài tập 7.6 trang 24 SBT Vật lý 8
Bài tập 7.7 trang 24 SBT Vật lý 8
Bài tập 7.8 trang 24 SBT Vật lý 8
Bài tập 7.9 trang 24 SBT Vật lý 8
Bài tập 7.10 trang 24 SBT Vật lý 8
Bài tập 7.11 trang 24 SBT Vật lý 8
Bài tập 7.12 trang 25 SBT Vật lý 8
Bài tập 7.13 trang 25 SBT Vật lý 8
Bài tập 7.14 trang 25 SBT Vật lý 8
Bài tập 7.15 trang 25 SBT Vật lý 8
Bài tập 7.16 trang 25 SBT Vật lý 8
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Vật lý HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
Copyright © 2021 HOCTAP247