Trang chủ Lớp 6 Vật lý Lớp 6 SGK Cũ Chương 2: Nhiệt Học Vật lý 8 Bài 19: Các chất được cấu tạo như thế nào?

Vật lý 8 Bài 19: Các chất được cấu tạo như thế nào?

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

2.1. Các chất có được cấu tạo từ những hạt riêng biệt không?

  • Vật chất không liền một khối mà các chất được cấu tạo từ những hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.

    • Nguyên tử, phân tử là những hạt vô cùng nhỏ bé, mắt thường không thể nhìn thấy được

    • Nguyên tử là hạt chất nhỏ nhất, phân tử là nhóm các nguyên tử

Nguyên tử đồng      Phân tử muối ăn

Nguyên tử Đồng (Cu)                                           Phân tử muối ăn (NaCl)

  • Người ta dùng kính hiển vi hiện đại để quan sát các nguyên tử, phân tử

2.2. Giữa các phân tử nguyên tử có khoảng cách hay không?

2.2.1. Thí nghiệm mô hình

  • Một thí nghiệm tương tự như thí nghiệm yêu cầu gọi là Thí nghiệm mô hình

  • C1: Đổ 50 \(cm^3\) cát vào bình đựng 50 \(cm^3\) ngô, lắc nhẹ. Nhận xét thể tích hỗn hợp sau khi trộn, so sánh với tổng thể tích ban đầu?

  • Nhận xét thí nghiệm: Trộn 50 \(cm^3\)  ngô vào 50 \(cm^3\) cát, hỗn hợp thu được nhỏ hơn 100 \(cm^3\) . Vì giữa các hạt ngô có khoảng cách nên khi đổ cát vào ngô, các hạt cát đã xen vào những khoảng cách này làm cho thể tích của hỗn hợp nhỏ hơn tổng thể tích của ngô và cát.

2.2.2. Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách

  • C2: Liên hệ giải thích sự hụt thể tích của hỗn hợp rượu, nước ở trên?

  • Nhận xét thí nghiệm: Giữa các phân tử rượu, nước có khoảng cách cho nên khi đổ rượu vào nước các phân tử rượu, nước xen kẽ vào khoản cách của nhau nên hỗn hợp thu được có thể tích nhỏ hơn tổng thể tích của hai chất khi mang trộn.

  • Các hạt nguyên tử, phân tử vô cùng nhỏ bé mắt thường ta không nhìn thấy được nên Thí nghiệm trên là Thí nghiệm mô hình giúp ta hình dung về khoảng cách giữa các nguyên tử, phân tử.

Kết luận:

  • Giữa các nguyên tử, phân tử của bất kỳ chất nào cũng có khoảng cách.

Bài 1.

Hãy giải thích tại sao thả quả bóng cao su hoặc quả bóng bay bơm căng, dù có buộc chặt cũng cứ ngày một xẹp dần.

Hướng dẫn giải:

  1. Thành bóng cao su được cấu tạo từ các phân tử cao su, giữa chúng có khoảng cách.

  2. Các phân tử không khí ở trong bóng có thể chui qua các khoảng cách này mà ra ngoài làm cho bóng xẹp dần.

 Bài 2.

Cá muốn sống được phải có không khí. Nhưng ta thây cá vẫn sống được trong nước? Hãy giải thích?

Hướng dẫn giải:

Vì các phân tử nước có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể đứng xen vào khoảng cách đó, chính vì vậy mà cá có thể sống được trong nước.

4. Luyện tập Bài 19 Vật lý 8

Qua bài giảng Các chất được cấu tạo như thế nào? này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như :

  • Các chất được cấu tạo như thế nào?

  • Nêu các ví dụ thực tế chứng tỏ giữa các phân tử có khoảng cách.

  • Bước đầu nhận biết được thí nghiệm  mô hình và chỉ ra sự tương tự giữa thí nghiệm mô hình và hiện tượng cần giả thích.

4.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 19 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

4.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Vật lý 8 Bài 19 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 19.4 trang 50 SBT Vật lý 8

Bài tập 19.5 trang 50 SBT Vật lý 8

Bài tập 19.6 trang 50 SBT Vật lý 8

Bài tập 19.7 trang 51 SBT Vật lý 8

Bài tập 19.8 trang 51 SBT Vật lý 8

Bài tập 19.9 trang 51 SBT Vật lý 8

Bài tập 19.10 trang 51 SBT Vật lý 8

Bài tập 19.11 trang 51 SBT Vật lý 8

Bài tập 19.12 trang 51 SBT Vật lý 8

Bài tập 19.13 trang 51 SBT Vật lý 8

Bài tập 19.14 trang 52 SBT Vật lý 8

Bài tập 19.15 trang 52 SBT Vật lý 8

5. Hỏi đáp Bài 19 Chương 2 Vật lý 8

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Vật lý HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Copyright © 2021 HOCTAP247