Vật lý 8 Bài 22: Dẫn nhiệt

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

2.1. Dẫn nhiệt 

2.1.1. Thí nghiệm 

Dùng đèn cồn đun nóng đầu A thanh đồng

2.1.2. Nhận xét thí nghiệm

  • Nhiệt truyền đến miếng sáp nóng lên, chảy ra

  • Các đinh rơi từ nơi gần nguồn nhiệt đến nơi xa nguồn nhiệt

Nhận xét: Dẫn nhiệt là sự  truyền  nhiệt năng từ  phần này sang  phần  khác của  một  vật,  từ  vật  này  sang  vật khác

2.2. Tính dẫn nhiệt của các chất

2.2.1. Thí nghiệm 1

đèn cồn đun nóng thanh sắt

Dùng đèn cồn đun nóng đồng thời các thanh.

  • Nhận xét thí nghiệm

    • C4: Các đinh có rơi xuống đồng thời không?

      • Các đinh rơi xuống không đồng thời, hiện tượng này chứng tỏ thanh đồng dẫn nhiệt tốt hơn thủy tinh

    • C5: Hiện tượng đó chứng tỏ điều gì ?

      • Trong 3 chất này thì đồng  dẫn nhiệt tốt nhất, thủy tinh dẫn nhiệt kém trong chất rắn, kim loại dẫn nhiệt tốt nhất

  • Kết luận: Trong chất rắn, kim loại dẫn nhiệt tốt nhất.

2.2.2. Thí nghiệm 2

  • Nhận xét thí nghiệm

    • C6: Khi nước ở đầu ống nghiệm sôi thì hiện tượng gì xảy ra với viên sáp gắn ở đáy ống nghiệm ?

      • Khi nước ở phần trên ống nghiệm bắt đầu sôi thì cục sáp ở đáy ống nghiệm không bị nóng chảy.

  • Kết luận:  Sáp không nóng chảy, chất lỏng dẫn nhiệt kém

2.2.3. Thí nghiệm 3

Dẫn nhiệt của không khí

  • Nhận xét thí nghiệm

    • C7: Sáp không nóng chảy, chất khí dẫn nhiệt kém

  • Bảng dẫn nhiệt của một số chất:

Bảng dẫn nhiệt của một số chất

2.2.4. Kết luận

  • Chất rắn dẫn nhiệt tốt, trong chất rắn kim loại dẫn nhiệt tốt nhất: Đồng >  nhôm> thủy  tinh

  • Chất lỏng, chất khí dẫn nhiệt kém

  • Chất rắn dẫn nhiệt tốt nhất, chất khí dẫn nhiệt kém nhất:  rắn> lỏng > khí

Bài 1:

Tại sao trong những ngày rét sờ vào kim loại ta lại thấy lạnh, còn trong những ngày nắng nóng sờ vào kim loại ta lại thấy nóng?

Hướng dẫn giải:

  • Kim loại là chất dẫn nhiệt rất tốt. Vào những ngày trời lạnh, nhiệt độ bên ngoài thấp hơn nhiệt độ của cơ thể nên khi sờ vào kim loại, nhiệt  truyền từ cơ thể sang kim loại và bị phân tán nhanh, làm cho ta có cảm giác bị lạnh đi một cách nhanh chóng.

  • Ngược lại vào những ngày nóng, nhiệt độ của kim loại bên ngoài cao hơn nhiệt độ của cơ thể. Khi chạm vào kim loại, nhiệt lượng truyền từ kim loại sang cơ thể làm cho ta có cảm giác nóng lên.

Bài 2:

Về mùa nào chim thường hay đứng xù lông? Tại sao?

Hướng dẫn giải:

  • Về mùa đông chim thường hay đứng xù lông vì mùa đông, thời tiết lạnh, chim xù lông để tạo ra các lớp không khí dẫn nhiệt kém giữa các lông chim, điều này giúp chim được giữ ấm hơn.

4. Luyện tập Bài 22 Vật lý 8

Qua bài giảng này, các em sẽ được làm quen với các kiến thức liên quan đến sự Dẫn nhiệt cùng với các bài tập liên quan theo nhiều cấp độ từ dễ đến khó…, các em cần phải nắm được : 

  • Sự dẫn nhiệt là gì ? Tim được vd trong thực tế về dẫn nhiệt

  • So sánh tính dẫn nhiệt của chất rắn, chất lỏng, chất khí.

4.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 22 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

4.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Vật lý 8 Bài 22 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 22.4 trang 60 SBT Vật lý 8

Bài tập 22.5 trang 60 SBT Vật lý 8

Bài tập 22.6 trang 60 SBT Vật lý 8

Bài tập 22.7 trang 60 SBT Vật lý 8

Bài tập 22.8 trang 60 SBT Vật lý 8

Bài tập 22.9 trang 61 SBT Vật lý 8

Bài tập 22.10 trang 61 SBT Vật lý 8

Bài tập 22.11 trang 61 SBT Vật lý 8

Bài tập 22.12 trang 61 SBT Vật lý 8

Bài tập 22.13 trang 61 SBT Vật lý 8

Bài tập 22.14 trang 61 SBT Vật lý 8

Bài tập 22.15 trang 61 SBT Vật lý 8

5. Hỏi đáp Bài 22 Chương 2 Vật lý 8

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Vật lý HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Copyright © 2021 HOCTAP247