Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 GDCD Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT Trần Nhân Tông

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT Trần Nhân Tông

Câu 1 : Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể làm thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua quá trình nào?

A. quá trình sản xuất.

B. quá trình sử dụng.

C. trao đổi mua – bán.

D. phân phối – cấp phát.

Câu 2 : Quy luật giá trị yêu cầu sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở nào dưới đây?

A. Thời gian lao động cá biệt của người sản xuất.

B. Thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa.

C. Thời gian lao động xã hội tối đa để sản xuất ra hàng hóa.

D. Thời gian lao động xã hội tối thiểu để sản xuất ra hàng hóa.

Câu 3 : Hoàn thành câu sau: Việc “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” là ........

A. nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo.

B. phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo.

C. mục tiêu của giáo dục và đào tạo.

D. ý nghĩa của công tác giáo dục và đào tạo.

Câu 4 : Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, cạnh tranh lành mạnh được xem là gì?

A. nhân tố cơ bản.

B. động lực kinh tế.

C. hiện tượng tất yếu.

D. cơ sở quan trọng.

Câu 5 : Bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ của toàn Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, trong đó nòng cốt là gì?

A. Đảng Cộng sản Việt Nam.

B. chính quyền các cấp và nhân dân.

C. Quân đội nhân dân và nhân dân cả nước.

D. Quân đội nhân dân và công an nhân dân.

Câu 6 : Gia đình bà A coi trồng tiêu là công việc tạo nguồn thu nhập chính nên tìm cách nghiên cứu và hỗ trợ cho cây tiêu phát triển để tăng năng suất. Theo em, gia đình bà A đã thực hiện tốt trách nhiệm của mình trong việc nào sau đây?

A. nhận thức đúng về tính khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

B. tiếp thu và ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, tạo năng suất cao.

C. thường xuyên học tập, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn.

D. lựa chọn nghành nghề, mặt hàng sản xuất có khả năng cạnh tranh cao.

Câu 7 : Trên đường đi học về, B tình cờ phát hiện một nhóm người lôi kéo, kích động người dân khiếu kiện chính quyền xã. Nếu là B, em sẽ chọn cách ứng xử nào dưới đây mà em cho là phù hợp nhất?

A. Không quan tâm vì đây không phải là việc của mình.

B. Ngăn cản việc làm của những người đó.

C. Đem sự việc đó trao đổi với bạn bè.

D. Báo cho người có trách nhiệm biết.

Câu 8 : Em sẽ làm việc nào sau đây khi ra khỏi lớp học để thực hiện chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường?

A. Sắp xếp lại bàn ghế cho ngay ngắn.

B. Khóa các cửa ra vào.

C. Tắt hết các thiết bị điện.

D. Đóng các cửa sổ.

Câu 9 : Pháp luật mang bản chất giai cấp và bản chất của lĩnh vực nào sau đây?

A. xã hội.

B. chính trị.

C. kinh tế.

D. văn hóa.

Câu 10 : Hoàn thành nội dung sau bằng cách chọn cụm từ thích hợp nhất điền vào chỗ trống: Pháp luật được bảo đảm thực hiện bằng ..........

A. quyền lực nhà nước.

B.  quyền lực chính trị.

C. quyền lực kinh tế.

D. quyền lực xã hội.

Câu 11 : Luật giao thông đường bộ quy định mọi người tham gia giao thông phải dừng lại khi đèn đỏ là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

B. Tính quy phạm phổ biến.

C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

D. Tính thống nhất.

Câu 13 : Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm các quy tắc nào dưới đây?

A. Quản lí nhà nước.

B. An toàn lao động.

C. Kí kết hợp đồng.

D. Công vụ nhà nước.

Câu 14 : Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ mà các cá nhân, tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi nào dưới đây?

A. Không cẩn thận.

B. Vi phạm pháp luật.

C. Thiếu suy nghĩ.

D. Thiếu kế hoạch.

Câu 15 : Cá nhân đăng kí kinh doanh là thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?

A. Áp dụng pháp luật.

B. Tuân thủ pháp luật.

C. Sử dụng pháp luật.

D. Thi hành pháp luật.

Câu 19 : Vợ chồng tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt là thể hiện sự bình đẳng trong quan hệ gì?

A. quan hệ tài sản.

B. quan hệ nhân thân.

C. quan hệ chính trị.

D. quan hệ xã hội.

Câu 20 : Việc giao kết hợp đồng lao động phải tuân theo nguyên tắc tự do, tự nguyện, bình đẳng là biểu hiện của bình đẳng trong nội dung nào sau đây?

A. trong giao kết hợp đồng lao động.

B. trong tìm kiếm việc làm.

C. trong tự do sử dụng sức lao động.

D. về quyền có việc làm.

Câu 23 : Vì điều kiện kinh doanh khó khăn, cả 2 công ty A và B kinh doanh cùng một mặt hàng trên cùng một địa bàn đều được miễn giảm thuế trong thời gian 1 năm. Điều này thể hiện quyền bình đẳng nào dưới đây?

A. Bình đẳng về nghĩa vụ trong kinh tế.

B. Bình đẳng về nghĩa vụ đối với xã hội.

C. Bình đẳng về nghĩa vụ trong kinh doanh.

D. Bình đẳng về nghĩa vụ công dân.

Câu 27 : Hoàn thành nội dung sau bằng cách chọn cụm từ thích hợp nhất điền vào chỗ trống: Đối với người đang phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã thì ........

A. công an mới có quyền bắt.

B. ai cũng có quyền bắt.

C. cơ quan điều tra mới có quyền bắt.

D. người đủ 18 tuổi trở lên mới có quyền bắt.

Câu 28 : Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được thực hiện trong trường hợp nào?

A. có ý kiến của lãnh đạo cơ quan.

B. có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

C. có tin bao của nhân dân.

D. có nghi ngờ chứa thông tin không lành mạnh.

Câu 29 : Anh G vay thêm tiền để mua xe ô tô vào thời điểm thuế nhập khẩu mặt hàng này đang giảm mạnh. Anh G đã vận dụng nội dung nào dưới đây của quan hệ cung - cầu?

A. Giá cả giảm thì cầu tăng.

B. Cung - cầu loại trừ giá cả.

C. Giá cả tăng thì cầu giảm.

D. Giá cả giảm thì cầu tăng.

Câu 30 : Hành vi nào dưới đây xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm?

A. Phê bình bạn trong cuộc họp.

B. Bịa đặt, tung tin xấu về người khác trên Facebook.

C. Chê bai bạn trước mặt người khác.

D. Trêu chọc bạn làm bạn bực mình.

Câu 31 : Để may xong một cái áo, hao phí thời gian lao động của anh H mất hết 4 giờ lao động. Vậy 4 giờ lao động của anh H gọi là gì?

A. Thời gian lao động mà nhà thiết kế quy định.

B. Thời gian lao động cá biệt để may một cái áo.

C. Thời gian bắt buộc để may xong một cái áo.

D. Thời gian lao động xã hội cần thiết để may một cái áo.

Câu 32 : Anh P và anh V bắt được một kẻ trộm đang bị truy nã. Hai anh lúng túng không biết nên làm gì tiếp theo. Trong trường hợp này, em sẽ khuyên hai anh cách xử sự nào dưới đây cho phù hợp với pháp luật?

A. Đánh tên ăn trộm một trận cho sợ.

B. Chửi tên ăn trộm một hồi cho bỏ tức.

C. Lập biên bản, trói lại.

D. Giải về cơ quan công an gần nhất.

Câu 33 : Công dân đủ bao nhiêu tuổi trở lên được quyền ứng cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân?

A.  Đủ 21 tuổi.

B.  Đủ 20 tuổi.

C.  Đủ 19 tuổi.

D.  Đủ 18 tuổi.

Câu 35 : Việc làm nào dưới đây là thực hiện quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội của công dân?

A. Phát biểu và biểu quyết xây dựng kết cấu hạ tầng tại địa phương.

B. Phát động phong trào giữ gìn vệ sinh môi trường.

C. Tuyên truyền pháp luật giao thông trong trường học.

D. Tham gia hoạt động ủng hộ đồng bào bị thiên tai.

Câu 36 : Nhà M ở gần trường mẫu giáo xã X, em thường xuyên chứng kiến bảo mẫu đánh các em nhỏ. Theo em, M cần làm gì để thực hiện quyền tố cáo của công dân?

A. Báo ngay cho cô giáo chủ nhiệm lớp.

B. Báo cho bạn bè cùng biết.

C. Báo cho chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện.

D. Báo cho Ủy ban nhân dân xã X.

Câu 38 : Việc công dân học bất cứ nghành nghề nào phù hợp vơi sở thích, khả năng và điều kiện của mình là một trong các nội dung gì?

A. quyền học tập của công dân.

B. quyền được phát triển của công dân.

C. quyền tự do của công dân.

D. quyền lựa chọn ngành nghề của công dân.

Câu 40 : Trong kì tuyển sinh vừa qua, V không trúng tuyển vào đại học nên đã cho rằng mình không được thực hiện quyền học tập nữa. Còn X thì nói V vẫn có quyền học tập. Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

A. Quyền học tập của V đã chấm dứt vì V không còn khả năng học.

B. Quyền học tập của V đã chấm dứt vì V không còn cơ hội học.

C. V vẫn có quyền học tập vì có thể học thường xuyên, học suốt đời.

D. V vẫn có quyền học tập vì không ai tước quyền của mình.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247