Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 GDCD Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT Nguyễn Văn Tăng

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT Nguyễn Văn Tăng

Câu 1 : Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất là gì?

A. Sức lao động, đối tượng lao động, tư liệu lao động.

B. Sức lao động, đối tượng lao động, công cụ lao động.

C. Sức lao động, công cụ lao động, tư liệu lao động.

D. Sức lao động, tư liệu lao động, công cụ sản xuất.

Câu 2 : Theo yêu cầu của quy luật giá trị, việc trao đổi hàng hóa phải dựa trên nội dung gì?

A. nguyên tắc ngang giá.

B. nhu cầu tiêu dùng.

C. nhu cầu thị trường.

D. định hướng của nhà nước.

Câu 4 : Vấn đề cơ bản của Triết học hiện đại là vấn đề quan hệ giữa hai nội dung nào?

A. Tư duy và tồn tại.

B. Tư duy và vật chất.

C. Duy vật và duy tâm.

D. Sự vật và hiện tượng.

Câu 6 : Trong Triết học, điểm nút là điểm giới hạn mà tại đó có sự thay đổi gì?

A. Sự vật và hiện tượng thay đổi về chất

B. Các sự vật thay đổi

C. Lượng mới ra đời

D. Sự vật mới hình thành, phát triển

Câu 7 : Sự vận động đi lên, cái mới ra đời thay thế cái cũ nhưng ở trình độ cao hơn, hoàn thiện hơn, đó là gì?

A. Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng

B. Cách thức phát triển của sự vật và hiện tượng

C. Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng

D. Hình thức phát triển của sự vật và hiện tượng

Câu 8 : Văn bản pháp luật phải chính xác, dễ hiểu để người dân bình thường cũng có thể hiểu được là đặc trưng nào sau đây của pháp luật?

A. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.

B. Tính quyền lực bắt buộc chung.

C. Tính quy phạm phổ biến.

D. Tính cưỡng chế.

Câu 10 : Theo quy định của pháp luật, anh K đã xin mở cửa hàng điện tử và đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trong trường hợp này, pháp luật đã thể hiện vai trò nào dưới đây đối với công dân?

A. Là phương tiện để công dân thực hiện quyền của mình.

B. Là phương tiện để công dân thực hiện sản xuất kinh doanh.

C. Là phương tiện để công dân thực hiện nghĩa vụ kinh doanh.

D. Là phương tiện để công dân hành xử theo pháp luật.

Câu 11 : Cảnh sát giao thông xử phạt hành chính người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm. Quy định này thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.

C. Tính quy phạm phổ biến.

D. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.

Câu 13 : Những hành vi xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ nhà nước là vi phạm nào?

A. kỉ luật.

B. hình sự.

C. dân sự.

D. hành chính.

Câu 14 : Đạt độ tuổi nhất định để có khả năng nhận thức và điều khiển được hành vi của mình là gì?

A. năng lực trách nhiệm pháp lí.

B. năng lực hình sự.

C. năng lực dân sự.

D. hành vi hợp pháp.

Câu 17 : Công dân vi phạm với tính chất và mức độ như nhau đều bị xử lí như nhau là thể hiện công dân bình đẳng về gì?

A. về trách nhiệm pháp lí.

B. về quyền và nghĩa vụ.

C. về thực hiện pháp luật.

D. về trách nhiệm trước tòa án.

Câu 19 : Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc tôn trọng danh dự, uy tín của nhau là bình đẳng trong quan hệ nào dưới đây?

A. trong quan hệ nhân thân.

B. trong quan hệ tài sản.

C. trong quan hệ việc làm.

D. trong quan hệ nhà ở.

Câu 20 : Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng là biểu hiện của bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây?

A. Bình đẳng trong kinh doanh.

B. Bình đẳng trong quan hệ thị trường.

C. Bình đẳng trong tìm kiếm khách hàng.

D. Bình đẳng trong quản lý kinh doanh.

Câu 21 : Để trực tiếp giao kết hợp đồng lao động, người lao động phải đáp ứng điều kiện nào dưới đây?

A. Đủ 18 tuổi trở lên và có khả năng lao động.

B. Đủ 15 tuổi trở lên và có khả năng lao động.

C. Đủ 16 tuổi trở lên và có khả năng lao động.

D. Đủ 21 tuổi trở lên và có khả năng lao động.

Câu 24 : Chùa, nhà thờ, thánh đường, thánh thất được gọi chung là gì?

A. Các cơ sở tôn giáo.

B. Các cơ sở vui chơi.

C. Các cơ sở họp hành tôn giáo.

D. Các cơ sở truyền đạo.

Câu 25 : Ngày 27/ 7 hàng năm, nhà trường tổ chức cho học sinh đến viếng nghĩa trang các anh hùng liệt sĩ ở địa phương. Hoạt động này thể hiện ...........

A. hoạt động tín ngưỡng.

B. hoạt động mê tín dị đoan.

C. hoạt động tôn giáo.

D. hoạt động công ích.

Câu 27 : Trong trường hợp nào dưới đây thì bất kỳ ai cũng có quyền bắt người?

A. Đang phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.

B. Đang chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội.

C. Có dấu hiệu hành vi phạm tội.

D. Đang bị nghi ngờ phạm tội.

Câu 29 : Ai có quyền bóc mở thu giữ, tiêu hủy thư, điện tín của người khác?

A. Những người có thẩm quyền theo quy định pháp luật.

B. Mọi công dân trong xã hội.

C. Cán bộ công chức nhà nước.

D. Người làm nhiệm vụ chuyển thư.

Câu 33 : Theo pháp lệnh dân chủ ở cơ sở thì những việc dân ở xã được giám sát, kiểm tra là gì?

A. việc giải quyết khiếu nại, tố cáo tại địa phương.

B. đề án đinh canh định cư.

C. đường lối chủ trương chính sách.

D. xây dựng các công trình phúc lợi.

Câu 39 : Do không đủ điều kiện để theo học đại học sau khi tốt nghiệp THPT, nên H đã lựa chọn hệ vừa học vừa làm. Trong trường hợp này, H đã thực hiện quyền nào dưới đây?

A. Học thường xuyên, học suốt đời.

B. Học từ thấp đến cao.

C. Học không hạn chế.

D. Học bất cứ ngành nghề nào.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247