Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 GDCD Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT Phú Bình

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT Phú Bình

Câu 9 : Khẳng định “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật” được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật nào dưới đây?

A. Hiến pháp.

B. Luật tố tụng dân sự.

C. Bộ luật dân sự.

D. Luật xử phạt vi phạm hành chính.

Câu 12 : Biểu hiện nào dưới đây vi phạm quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con?

A. Nuôi dưỡng bảo vệ quyền của các con.

B. Thương yêu con ruột hơn con nuôi.

C. Tôn trọng ý kiến của con.

D. Chăm lo giáo dục và tạo điều kiện cho con phát triển.

Câu 13 : Pháp luật do ai ban hành?

A. Do các tổ chức chính trị ban hành.

B. Do nhân dân ban hành.

C. Do nhà nước ban hành.

D. Do cơ quan quyền lực ban hành.

Câu 14 : Trong hợp đồng lao động giữa công ty A và công nhân có một điều khoản quy định lao động nữ phải cam kết sau 2 năm làm việc cho công ty mới được lập gia đình và sinh con. Quy định này không phù hợp với nội dung nào?

A. bình đẳng giữa người lao động và người sử dụng lao động.

B. bình đẳng trong việc sử dụng lao động.

C. bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.

D. bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.

Câu 17 : Quyền bầu cử và ứng cử là gì?

A. quyền nhân thân của công dân trong lĩnh vực chính trị

B. quyền tự do cơ bản của công dân trong lĩnh vực chính trị

C. quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực chính trị.

D. quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân.

Câu 19 : Yếu tố nào dưới đây giữ vai trò quan trọng và quyết định nhất trong quá trình sản xuất?

A. máy móc hiện đại.

B. sức lao động.

C. tư liệu lao động.

D. đối tượng lao động.

Câu 20 : Anh A sống độc thân, anh B có mẹ già và con nhỏ. Cả 2 anh làm việc cùng một cơ quan và có cùng một mức thu nhập. Cuối năm anh A phải đóng thuế thu nhập cao hơn anh B. Điều này thể hiện điều gì?

A. Sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

B. Sự bình đẳng trong lao động

C. Sự bất bình đẳng trong lao động

D. Sự mất cân đối.

Câu 24 : Để đáp ứng yêu cầu của thị trường, công ty Y phải nhập ngoại dây chuyền công nghệ mới hàng tỷ đồng. Việc làm của công ty Y thể hiện mặt nào dưới đây của cạnh tranh?

A. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hội nhập kinh tế thế giới.

B. Khai thác tối đa mọi nguồn lực của công ty.

C. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển.

D. Góp phần ổn định sản xuất.

Câu 26 : Chị M bị sa thải việc vì trong cuộc họp cơ quan chị đã thẳng thắn phê bình giám đốc làm sai nguyên tắc. Chị M phải làm gì để bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của mình?

A. Khiếu nại đến UBND thành phố H.P.

B. Làm đơn tố cáo đến tổng giám đốc công ty.

C. Làm đơn tố cáo đến Tòa án nhân dân.

D. Khiếu nại đến giám đốc đã sa thải việc chị.

Câu 27 : Cá nhân, tổ chức sử dụng pháp luật tức là làm những gì mà pháp luật .............

A. quy định phải làm.

B. quy định cho làm.

C. cho phép làm.

D. không cho phép làm.

Câu 28 : Nhà báo X đã viết bài đăng báo sai lệch về công ty. Biết tin, anh K giám đốc công ty đã chỉ đạo nhân viên đột nhập vào nhà riêng và hành hung nhà báo X. Anh K đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?

A. Bất khả xâm phạm về thân thể và bảo hộ về danh dự.

B. Bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

C. Bất khả xâm phạm về chỗ ở và bảo hộ về tính mạng.

D. Bất khả xâm phạm về thân thể và chỗ ở của công dân

Câu 30 : Hành vi trái pháp luật nào dưới đây do người có năng lực pháp lý thực hiện?

A. Chị C bị trầm cảm nên đã sát hại con đẻ của mình.

B. Anh C trong lúc lên cơn động kinh đã đập vỡ cửa kính nhà hàng.

C. Anh A trong lúc say rượu đã đánh bạn mình bị thương nặng

D. Em H bị tâm thần nên đã lấy đồ của cửa hàng mà không trả tiền.

Câu 31 : Chị M phát hiện chồng mình ngoại tình với cô đồng nghiệp Y. Chị đã gọi bạn đến cắt tóc và đánh ghen ở cơ quan. Hành vi của chị M vi phạm quyền tự do cơ bản nào của công dân?

A. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.

B. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

C. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.

D. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

Câu 32 : Anh S đi xe máy nhưng không mang theo bằng lái. Cảnh sát giao thông đã xử phạt anh S. Hành vi của Cảnh sát giao thông là thể hiện đặc trưng nào của pháp luật?

A. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

B. Tính bắt buộc thực hiện.

C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

D. Tính quy phạm phổ biến.

Câu 33 : Vi phạm hình sự là gì?

A. Hành vi rất nguy hiểm cho xã hội.

B. Hành vi đặc biệt nguy hiểm cho xã hội.

C. Hành vi tương đối nguy hiểm cho xã hội.

D. Hành vi nguy hiểm cho xã hội.

Câu 37 : Giám đốc công ty K đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn lao động với chị B. Chị B đã gặp luật sư tư vấn về pháp luật làm đơn khiếu nại sau đó được nhận lại công ty làm việc. Trong trường hợp này, pháp luật đã ...........

A. đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của chị B.

B. bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chị B.

C. bảo vệ đặc quyền của lao động nữ.

D. bảo vệ quyền của lao động nữ.

Câu 38 : Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân quy định trong Bộ luật nào?

A. Tố tụng Hình sự.

B. Tố tụng Dân sự.

C. Hôn nhân và gia đình.

D. Hình sự.

Câu 39 : Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát, trừ trường hợp nào?

A. đang đi công tác cho cơ quan.

B. đang trong quân đội.

C. phạm tội quả tang.

D. đang đi lao động nước ngoài.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247