Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 10 Vật lý Đề thi HK2 môn Vật Lý 10 năm 2021 Trường THPT Nguyễn Trãi

Đề thi HK2 môn Vật Lý 10 năm 2021 Trường THPT Nguyễn Trãi

Câu 3 : Trong các đại lượng vật lý sau đây, đại lượng nào không phải là thông số trạng thái của một lượng khí ?

A.  thể tích 

B. khối lượng

C. áp suất  

D. nhiệt độ tuyệt đối

Câu 14 : Biết 10 g chì khi truyền nhiệt 260 J, tăng nhiệt từ 15oC đến 35oC. Nhiệt dung riêng của chì là   

A. 135 J/kg.K    

B. 130 J/kg.K

C. 260 J/kg.K   

D. 520 J/kg.K       

Câu 15 : Đơn vị nào là của động năng?

A. J

B. N

C. kgm/s 

D. m/s

Câu 16 : Chất rắn có tính chất nào cho sau đây?

A. Có thể nén được dễ dàng

B. Không có thể tích riêng

C. Có hình dạng riêng xác định

D. Không có hình dạng riêng xác định

Câu 18 : Theo nguyên lí I nhiệt động lực học có công thức ΔU=Q+A. Quá trình nào sau đây diễn tả quá trình biến thiên nội năng khi hệ nhận công và truyền nhiệt lượng:

A. ΔU=Q+A khi Q > 0 và A > 0 

B. ΔU=Q+A khi Q > 0 và A < 0

C. ΔU=Q+A khi Q < 0 và A > 0 

D. ΔU=Q+AΔ khi Q < 0 và A < 0

Câu 19 : Chất rắn kết tinh có đặc điểm ( tính chất ) nào sau đây?

A. Có nhiệt độ nóng chảy không xác định

B. Có cấu trúc tinh thể

C. Không có nhiệt độ nóng chảy xác định

D. Không có dạng hình học xác định

Câu 20 : Phân loại các chất rắn theo cách nào dưới đây là đúng?

A. Chất rắn đơn tinh thể và chất rắn vô định hình.

B. Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình.

C. Chất rắn đa tinh thể và chất rắn vô định hình.

D. Chất rắn đơn tinh thể và chất rắn đa tinh thể.

Câu 21 : Đặc điểm và tính chất nào dưới đây không liên quan đến chất rắn kết tinh?

A. Có dạng hình học xác định.

B. Có cấu trúc tinh thể.

C. Có nhiệt độ nóng chảy không xác định.

D. Có nhiệt độ nóng chảy xác định.

Câu 22 : Đặc điểm và tính chất nào dưới đây liên quan đến chất rắn vô định hình?

A. Có dạng hình học xác định.

B. Có cấu trúc tinh thể.

C. Có tính dị hướng.

D. Không có nhiệt độ nóng chảy xác định.

Câu 25 : Ở 25oC, không khí có độ ẩm tỉ đối là 55,65%. Độ ẩm tuyệt đối và điểm sương của không khí là12,8 g/m3; 15oC

A. 17,5 g/m3; 20oC   

B. 21,4 g/m3; 25oC

C. 9,2 g/m3; 10oC       

D. 12,8 g/m3; 15oC

Câu 27 : Chọn phát biểu sai về đặc điểm sự nóng chảy.

A. sự nóng chảy là quá trình các chất biến đổi từ thể rắn sang thể lỏng

B. nhiệt độ ở đó chất rắn kết tinh nóng chảy được gọi là nhiệt độ nóng chảy

C. nhiệt độ nóng chảy phụ thuộc vào chất nhưng không phụ thuộc vào áp suất ngoài

D. chất rắn vô định hình không có nhiệt độ nóng chảy xác định

Câu 29 : Mức độ biến dạng của thanh rắn (bị kéo hoặc nén) phụ thuộc yếu tố nào dưới đây?

A. Độ lớn của lực tác dụng.

B. Độ dài ban đầu của thanh.

C. Tiết diện ngang của thanh.

D. Độ lớn của lực tác dụng và tiết diện ngang của thanh.

Câu 30 : Trong giới hạn đàn hồi, độ biến dạng tỉ đối của thanh rắn tỉ lệ thuận với đại lượng nào dưới đây?

A. Tiết diện ngang của thanh.

B. Ứng suất tác dụng vào thanh.

C. Độ dài ban đầu của thanh.

D. Cả ứng suất và độ dài ban đầu của thanh.

Câu 31 : Độ cứng (hay hệ số đàn hồi) của vật rắn (hình trụ đồng chất) phụ thuộc những yếu tố nào dưới đây?

A. Chất liệu của vật rắn.

B. Tiết diện của vật rắn.

C. Độ dài ban đầu của vật rắn.

D. Cả ba yếu tố trên.

Câu 34 : Tại sao khi đổ nước sôi vào trong cốc thủy tinh thì cốc thủy tinh hay bị nứt vỡ, còn cốc thạch anh không bị nứt vỡ ?

A. Vì cốc thạch anh có thành dày hơn.

B. Vì cốc thạch anh có đáy dày hơn.

C. Vì thạch anh cứng hơn thuỷ tinh.

D. Vì thạch anh có hệ số nở khối nhỏ hơn thuỷ tinh.

Câu 36 : Câu nào sau đây là không đúng khi nói về lực căng bề mặt của chất lỏng?

A. Lực căng bề mặt tác dụng lên một đoạn đường nhỏ bất kì trên bề mặt chất lỏng có phương vuông góc với đoạn đường này và tiếp tuyến với bề mặt của chất lỏng.

B. Lực căng bề mặt luôn có phương vuông góc với bề mặt chất lỏng.

C. Lực căng bề mặt có chiều làm giảm diện tích bề mặt chất lỏng.

D. Lực căng bề mặt tác dụng lên một đoạn đường nhỏ bất kì trên bề mặt chất lỏng có độ lớn f tỉ lệ với độ dài l của đoạn đường đó.

Câu 37 : Tại sao chiếc kim khâu có thể nổi trên mặt nước khi đặt nằm ngang ?

A. Vì chiếc kim không bị dính ướt nước.

B. Vì khối lượng riêng của chiếc kim nhỏ hơn khối lượng riêng của nước.

C. Vì trọng lượng riêng của chiếc kim đè lên mặt nước khi nằm ngang không thắng nổi lực đẩy Ác- si- mét.

D. Vì trọng lượng riêng của chiếc kim đè lên mặt nước khi nằm ngang không thắng nổi lực căng bề mặt của nước tác dụng lên nó.

Câu 38 : Câu nào dưới đây không đúng khi nói về hiện tượng dính ướt và hiện tượng không dính ướt của chất lỏng?

A. Vì thủy tinh bị nước dính ướt, nên giọt nước nhỏ trên mặt bàn thủy tinh lan rộng thành một hình có dạng bất kì.

B. Vì thủy tinh bị nước dính ướt, nên bề mặt của nước ở sát thành bình thủy tinh có dạng mặt khum lõm.

C. Vì thủy tinh không bị thủy ngân dính ướt, nên giọt thủy ngân nhỏ trên mặt bản thủy tinh vo tròn lại và bị dẹt xuống do tác dụng của trọng lực.

D. Vì thủy tinh không bị thủy ngân dính ướt,nên bề mặt của thủy ngân ở sát thành bình thủy tinh có dạng mặt khum lõm.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247