Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 8 Địa lý Đề thi HK2 môn Địa Lý 8 năm 2021 Trường THCS Nguyễn Thị Thập

Đề thi HK2 môn Địa Lý 8 năm 2021 Trường THCS Nguyễn Thị Thập

Câu 1 : Đồng bằng Nam Bộ được hình thành và phát triển trên:

A. Một vùng sụt võng rộng lớn

B. Một vùng hạ lưu sông rộng lớn

C. Một vùng đồng bằng rộng lớn

D. Một vùng bán bình nguyên chuyển tiếp

Câu 2 : Tài nguyên khoáng sản nhất của miền là:

A. Bôxit

B. Dầu khí

C. Sắt

D. Vàng

Câu 3 : Cảnh quan tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Nam là:

A. đới rừng nhiệt đới gió mùa

B. đới rừng cận nhiệt đới gió mùa

C. đới rừng ôn đới gió mùa

D. đới rừng cận xích đạo gió mùa

Câu 4 : Khu vực địa hình không thuộc miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là:

A. Trường Sơn Bắc

B. Trường Sơn Nam

C. Các cao nguyên badan Tây Nguyên

D. Đồng bằng Nam Bộ

Câu 5 : Ngọn núi cao nhất ở Trường Sơn Nam là:

A. Vọng Phu

B. Ngọc Linh

C. Chư Yang Sin

D. Ngọc Krinh

Câu 6 : Hồ thuỷ điện lớn nhất của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là:

A. Trị An

B. Hoà Bình

C.  Y-a-ly

D. Thác Mơ

Câu 7 : Bãi biển không thuộc miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là:

A. Sầm Sơn

B. Cửa Lò

C. Đồ Sơn

D. Lăng Cô

Câu 8 : Dãy núi ở nước ta có thiên nhiên phân hoá đủ ba đai cao là:

A. Cánh cung Ngân Sơn

B. Hoàng Liên Sơn

C. Phanxipăng

D. Trường Sơn

Câu 9 : Giá trị nổi bật nhất của sông ngòi miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là:

A. thủy điện

B. thủy lợi

C. nuôi trồng thủy sản

D. bồi đắp phù sa.

Câu 10 : Tại sao miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có mùa đông ngắn hơn và ấm hơn miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ?

A. Bị dãy núi Pu- đen-đinh chắn gió

B. Bị dãy núi con Voi chắn gió

C. Bị dãy núi cánh cung Sông Gâm chắn gió

D. Bị dãy núi Hoàng Liên Sơn chắn gió

Câu 11 : Trở ngại lớn nhất trong việc sử dụng tự nhiên của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là

A. thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô.

B. khí hậu thất thường, thời tiết không ổn định.

C. nạn cát bay, cát chảy lấn chiếm đồng ruộng.

D. bão lũ, trượt lở đất, hạn hán diễn ra thường xuyên.

Câu 12 : Nhân dân ta đã sử dụng biện pháp chủ yếu nào để phòng chống lũ lụt ở đồng bằng sông Hồng?

A. Trồng rừng đầu nguồn.

B. Đắp đê ven sông.

C. Xây dựng nhiều hồ chứa nước.

D. Xây dựng hệ thống kênh rạch.

Câu 13 : Vì sao miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có mùa đông lạnh giá nhất cả nước?

A. Nằm trong khu vực ngoại chí tuyến

B. Địa hình thấp, có hướng vòng cung và vị trí địa lí của miền

C. Địa hình núi thấp và thấp dần ra biển

D. Chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc

Câu 14 : Vùng nào ở nước ta vào mùa đông tính chất nóng ẩm bị xáo trộn nhiều nhất?

A. Cả nước

B. Miền Bắc

C. Miền Nam

D. Miền Trung

Câu 15 : Địa hình đồi núi gây khó khăn gì cho sản xuất và đời sống?

A. Ảnh hưởng sản xuất nông nghiệp.

B. Dân cư thưa thớt.

C. Cản trở du lịch.

D. Giao thông không thuận tiện.

Câu 16 : Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm không được thể hiện trong các thành phần tự nhiên:

A. Khí hậu.

B. Khoáng sản.

C. Thủy văn.

D. Địa hình thổ nhưỡng.

Câu 17 : Khí hậu nhiệt đới gió mùa Việt Nam có ảnh hưởng chủ yếu đến ngành:

A. Công nghiệp

B. Sản xuất nông nghiệp

C. Thương mại

D.  Dịch vụ

Câu 18 : Nhóm cây cho tinh dầu, nhựa là:

A. Măng, mộc nhĩ

B. Hồi, dầu, trám

C. Lát hoa, cẩm lai

D. Song, tre, nứa

Câu 19 : Các loại cây: Đinh lim, sến, táu, lát hoa, gụ có giá trị sử dụng:

A. làm thuốc

B. làm thực phẩm

C. làm cây cảnh, hoa

D. cho gỗ tốt, đẹp

Câu 20 : Nhóm cây làm nguyên liệu sản xuất thủ công nghiệp là:

A. Tràm, hạt dẻ

B. Nhân trần, ngải cứu, tam thất

C. Mây, trúc, giang

D. Vạn tuế, phong lan

Câu 21 : Nhận định không đúng với đặc điểm sinh vật Việt Nam là:

A. Chất lượng rừng giảm sút

B. Rừng ngày càng mở rộng

C. Một số loài có nguy cơ tuyệt chủng

D. Rừng giảm sút nghiêm trọng.

Câu 22 : Bảo vệ rừng là trách nhiệm của:

A. Nhà nước

B. Nhân dân

C. Lực lượng kiểm lâm

D. Tất cả mọi người.

Câu 23 : Ngày càng mở rộng và lấn át các hệ sinh thái tự nhiên là  

A. Hệ sinh rừng thái ngập mặn

B. Hệ sinh thái nông nghiệpc

C. Hệ sinh thái rừng tre nứa

D. Hệ sinh thái rừng nguyên sinh.

Câu 24 : Rừng trồng cây lấy gỗ, cây công nghiệp thuộc hệ sinh thái:

A. Hệ sinh thái nông nghiệp

B. Hệ sinh thái tự nhiên

C. Hệ sinh thái nguyên sinh

D. Hệ sinh thái công nghiệp

Câu 25 : Vùng đất bãi triều cửa sông, ven biển thuận lợi cho sự phát triển của hệ sinh thái

A. rừng thưa rụng lá

B. rừng tre nứa

C. rừng ngập mặn

D. rừng kín thường xanh.

Câu 26 : Đặc điểm chung của sinh vật Viêt Nam:

A. nghèo nàn

B. tương đối nhiều

C. nhiều loại

D. phong phú và đa dạng

Câu 27 : Các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa nước ta phát triển ở:

A. vùng đồi núi

B. vùng khô hạn

C. vùng đồng bằng

D. vùng nóng ẩm

Câu 28 : Sự đa dạng của đất là không phải do các nhân tố:

A. Khoáng sản

B. Sinh vật, tác động của con người

C. Đá mẹ

D. Địa hình, khí hậu, nguồn nước

Câu 29 : Tại sao ở nước ta lớp vỏ phong hóa của thổ nhưỡng rất dày?

A. Đá mẹ dễ phong hóa

B. Nằm trong khu vực nhiệt đới

C. Địa hình dốc

D. Thời gian hình thành lâu

Câu 30 : Có chế độ nước rất thất thường là đặc điểm của

A. sông ngòi Bắc Bộ

B. sông ngòi Trung Bộ

C. sông ngòi Nam Bộ.

D. hệ thống sông Mê Công

Câu 31 : Sông Cửu Long đổ nước ra biển bằng mấy cửa?

A. 6 cửa

B. 7 cửa

C. 8 cửa

D. 9 cửa

Câu 32 : Hệ thống sông lớn nhất vùng Bắc Bộ là

A. Hệ thống sông Hồng.

B. Hệ thống sông Đồng Nai.

C. Hệ thống sông Mê Công

D. Hệ thống sông Thu Bồn.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247