Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 8 Địa lý Trắc nghiệm Địa lí 8 Bài 3 (có đáp án): Sông ngòi và cảnh quan châu Á !!

Trắc nghiệm Địa lí 8 Bài 3 (có đáp án): Sông ngòi và cảnh quan châu Á !!

Câu 1 : Đặc điểm sông ngòi châu Á là

A. Sông ngòi ở châu Á khá phát triển và có nhiều hệ thống sông lớn.

B. Các con sông ở châu Á phân bố không đều và có chế độ nước khá phức tạp.

C. Sông ngòi châu Á có nhiều giá trị.

D. Cả 3 đặc điểm trên.

Câu 2 : Vùng có hệ thống sông ngòi thưa và kém phát triển là

A. Bắc Á.

B. Đông Á.

C. Đông Nam Á và Nam Á.

D. Tây Nam Á và Trung Á.

Câu 3 : Các sông lớn ở vùng Bắc Á có hướng chảy chủ yếu là

A. tây bắc – đông nam.

B. tây sang đông.

C. nam lên bắc.

D. bắc xuống nam.

Câu 4 : Lũ băng của sông ngòi Bắc Á vào mùa nào sau đây?

A. Mùa xuân.

B. Mùa hạ.

C. Mùa thu.

D. Mùa đông.

Câu 5 : Mùa cạn của sông ngòi Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á vào

A. Mùa xuân.

B. Mùa hạ.

C. Mùa thu.

D. Mùa đông.

Câu 6 : Chế độ nước sông ở Tây Nam Á và Trung Á có đặc điểm nào sau đây?

A. Chế độ nước chia làm hai mùa rõ rệt.

B. Lưu lượng nước càng về hạ lưu càng giảm.

C. Về mùa xuân có lũ băng.

D. Chế độ nước điều hòa quanh năm.

Câu 7 : Châu Á có bao nhiêu đới cảnh quan?

A. 9.

B. 10.

C. 11.

D. 12.

Câu 8 : Rừng nhiệt đới ẩm ở châu Á phân bố ở

A. Đông Nam Á và Nam Á.

B. Nam Á và Đông Á.

C. Đông Á và Đông Nam Á.

D. Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á.

Câu 9 : Đới cảnh quan chủ yếu của vùng Tây Nam Á và Trung Á là

A. Rừng lá kim.

B. Rừng hỗn hợp và rừng lá rộng.

C. Hoang mạc và bán hoang mạc.

D. Rừng nhiệt đới ẩm.

Câu 10 : Các thiên tai như động đất, hoạt động núi lửa, bão lũ,… thường xảy ra ở

A. Đông Nam Á và Nam Á.

B. Bắc Á và Đông Á.

C. Tây Nam Á và Trung Á.

D. Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á.

Câu 11 : Ý nghĩa tự nhiên của các con sông lớn ở châu Á là

A. phát triển thủy điện.

B. cung cấp nguồn lợi thủy sản lớn.

C. phát triển giao thông đường thủy.

D. bồi đắp nên các đồng bằng châu thổ rộng lớn.

Câu 12 : Nguyên nhân nào quan trọng nhất làm cho châu Á có nhiều đồng bằng châu thổ rộng lớn?

A. Có nhiều hệ thống sông lớn bồi đắp nên các đồng bằng lớn.

B. Do lịch sử phát triển lâu dài nên bị ngoại lực hạ thấp địa hình.

C. Quá trình vận động kiến tạo làm nâng cao vùng thềm lục địa.

D. Do được các vật liệu biển bồi đắp.

Câu 13 : Sông ngòi ở khu vực Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á có chế độ nước theo mùa, nguyên nhân chủ yếu là do

A. nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

B. ảnh hưởng của dòng biển nóng, lạnh chảy theo mùa.

C. địa hình có sự phân hóa đa dạng.

D. vào mùa đông nước sông bị đóng băng.

Câu 14 : Sông ngòi ở khu vực Tây Nam Á và Nam Á kém phát triển, nguyên nhân chủ yếu là do

A. chế độ mưa phân hóa theo mùa.

B. nằm trong đới khí hậu lục địa khô hạn.

C. địa hình ít bị chia cắt.

D. chủ yếu là sông ngắn và dốc.

Câu 15 : Cảnh quan núi cao xuất hiện ở khu vực sơn nguyên Tây Tạng là do

A. Vị trí nằm sâu trong lục địa nên ít chịu ảnh hưởng của biển.

B. Địa hình núi cao trên 4000m.

C. Dãy Himalaya tạo bức chắn địa hình lớn.

D. Ảnh hưởng của các hoàn lưu gió mùa.

Câu 16 : Nguyên nhân chủ yếu làm cho khu vực Tây Nam Á nằm gần biển nhưng lại phát triển cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc là do

A. có các dãy núi chắn gió từ biển thổi vào.

B. chịu sự thống trị của khu áp cao cận nhiệt.

C. địa hình song song với hướng gió.

D. sông ngòi kém phát triển.

Câu 17 : Vào mùa xuân, vùng trung và hạ lưu sông Ô-bi xảy ra lũ lớn do

A. mưa lớn tập trung vào mùa xuân.

B. phần phía nam của dòng sông có băng tan trước.

C. dòng nước bị chặn lại để phát triển thủy điện.

D. địa hình vùng hạ lưu thấp trũng khó thoát nước.

Câu 18 : Nguyên nhân khiến vùng hạ lưu sông Hồng ở Việt Nam có lũ lớn vào thời kì cuối hạ là do

A. mưa lớn tập trung vào mùa hạ.

B. nước từ thượng nguồn đổ dồn về hạ lưu.

C. băng tuyết trên đỉnh Phan-xi-păng tan chảy xuống.

D. đập thủy điện Hòa Bình xả nước gây lũ.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247