Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 10 Địa lý Đề ôn tập hè môn Địa lý 10 năm 2021 - Trường THPT Nguyễn Trãi

Đề ôn tập hè môn Địa lý 10 năm 2021 - Trường THPT Nguyễn Trãi

Câu 1 : Phương pháp kí hiệu thường được dùng để thể hiện các đối tượng địa lí có đặc điểm gì?

A. Phân bố với phạm vi rộng rãi

B. Phân bố theo những điểm cụ thể

C. Phân bố theo dải

D. Phân bố không đồng đều

Câu 2 : Trong học tập, bản đồ là một phương tiện để học sinh:

A. Học thay sách giáo khoa

B. Học tập, rèn luyện các kĩ năng địa lí

C. Thư giãn sau khi học xong bài

D. Xác định vị trí các bộ phận lãnh thổ học trong bài

Câu 3 : Thiên hà là gì?

A. một tập hợp gồm nhiều Dải Ngân Hà trong Vũ trụ.

B. một tập hợp của nhiều Hệ Mặt Trời.

C. khoảng không gian vô tận, còn được gọi là Vũ Trụ.

D. một tập hợp của rất nhiều thiên thể cùng với bụi, khí và bức xạ điện từ.

Câu 4 : Chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời là:

A. Một loại chuyển động chỉ có ở Mặt Trời

B. Chuyển động có thực nhưng không nhìn thấy được bằng mắt

C. Chuyển động có thực của Mặt Trời.

D. Chuyển động nhìn thấy được nhưng không có thực của Mặt Trời ở giữa 2 chí tuyến.

Câu 5 : Thạch quyển bao gồm những thành phần nào?

A. lớp vỏ Trái Đất

B. bộ phận vỏ lục địa và vỏ đại dương

C. lớp Manti

D. lớp vỏ Trái Đất và phần trên cùng của lớp Manti

Câu 6 : Lực được sinh ra từ bên trong Trái Đất được gọi là:

A. Lực hấp dẫn

B. Lực quán tính

C. Lực li tâm

D. Nội lực

Câu 7 : Ngoại lực là gì?

A. Những lực sinh ra trong lớp Manti.

B. Những lực được sinh ra ở bên trên bề mặt Trái Đất.

C. Những lực được sinh ra từ tầng badan của lớp vỏ Trái Đất.

D. Những lực sinh ra từ lớp vỏ Trái Đất.

Câu 8 : Thành phần không khí trên Trái Đất bao gồm:

A. Gồm có khí nitơ, ôxi, hơi nước và các khí khác trong đó khí ôxi chiếm tỉ lệ lớn nhất

B. Chỉ có khí, ôxi và hơi nước trong đó khí nitơ chiếm tỉ lệ lớn nhất

C. Gồm có khí nitơ, ôxi, hơi nước và các khí khác trong đó khí nitơ chiếm tỉ lệ lớn nhất.

D. Gồm có khí nitơ, ôxi và các khí khác trong đó có khí nitơ chiếm tỉ lệ lớn nhất

Câu 9 : Nhận định nào dưới đây đúng?

A. Khí áp tăng làm cho nhiệt độ không khí tăng.

B. Khí áp tăng làm cho nhiệt độ không khí giảm.

C. Nhiệt độ không khí tăng làm cho khí áp tăng.

D. Nhiệt độ không khí tăng làm cho khí áp giảm.

Câu 10 : Các khu áp thấp thường là nơi có lượng mưa lớn trên thế giới vì

A. không khí ở đó loãng, dễ bị lạnh, hơi nước ngưng tụ sinh ra mưa.

B. không khí ở đó bị đẩy lên cao, hơi nước gặp lạnh, ngưng tụ sinh ra mưa.

C. nơi đây nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn, nhiệt độ cao, nước bốc hơi nhiều sinh ra mưa.

D. nơi đây nhận được gió ẩm từ các nơi thổi đến, mang theo mưa.

Câu 11 : Sóng biển là gì?

A. hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng.

B. sự chuyển động của nước biển từ ngoài khơi xô vào bờ.

C. hình thức dao động của nước biển theo chiều ngang.

D. sự di chuyển của các biển theo các hướng khác nhau.

Câu 12 : Thổ nhưỡng là gì?

A. Lớp vật chất vụn bở trên bề mặt lục địa, được hình thành từ quá trinh phong hóa đá.

B. Lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa , được đặc trưng bởi độ phì.

C. Lớp vật chất vụn bở, trên đó con người tiến hành các hoạt động trồng trọt.

D. Lớp vật chất tự nhiên, được con người cải tạo và đưa vào sản xuất nông nghiệp.

Câu 13 : Giới hạn phía trên của sinh quyển là gì?

A. Nơi tiếp giáp lớp ôzôn của khí quyển (22km).

B. Đỉnh của tầng đối lưu (ở xích đạo là 16 km, ở cực khoảng 8 km).

C. Đỉnh của tầng bình lưu (50 km).

D. Đỉnh của tầng giữa (80 km).

Câu 14 : Sự phân bố của các thảm thực vật trên trái đất phụ thuộc nhiều vào

A. Địa hình

B. Khí hậu

C. Đất

D. Sinh vật

Câu 15 : Lớp vỏ địa lí (lớp vỏ cảnh quan) bao gồm thành phần nào?

A. Toàn bộ vỏ trái đất

B. Vỏ trái đất và khí quyển bên trên

C. Toàn bộ các địa quyển

D. Các lớp vỏ bộ phận xâm nhập và tác động lẫn nhau.

Câu 16 : Quy luật địa đới là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo

A. Thời gian.

B. Độ cao và hướng địa hình.

C. Vĩ độ.

D. Khoảng cách gần hay xa đại dương.

Câu 17 : Nguồn lực là gì?

A. Tổng thể các yếu tố trong và ngoài nước có khả năng khai thác nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một lãnh thổ nhất định.

B. Các điều kiện tự nhiên nhưng không thể khai thác để phục vụ cho sự phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định.

C. Các điều kiện kinh tế - xã hội ở dưới dạng tiềm năng.

D. Các tác động từ bên ngoài không có sức ảnh hưởng đến sự phát triển của một lãnh thổ nhất định.

Câu 18 : Để khắc phục tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp cần phải

A. Thay thế các cây ngắn ngày bằng các cây dài ngày.

B. Xây dựng cơ cấu nông nghiệp hợp lí, đa dạng hóa sản xuất.

C. Tập trung vào những cây trồng có khả năng chịu hạn tốt.

D. Tập trung vào một số cây trồng, vật nuôi.

Câu 19 : Ý nào dưới đây thể hiện vai trò đặc biệt quan trọng của sản phẩm lương thực đối với đời sống hằng ngày con người?

A. Tạo ra nguồn hàng xuất khẩu có giá trị cao.

B. Nguồn chủ yếu cung cấp tinh bột, chất dinh dưỡng cho người và vật nuôi.

C. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất thực phẩm.

D. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất thực phẩm.

Câu 20 : Một trong những vai trò quan trọng của ngành chăn nuôi đối với đời sống con người là:

A. Cung cấp nguyên liệu để sản xuất ra các mặt hàng tiêu dùng.

B. Cung cấp nguồn thực phẩm có dinh dưỡng cao.

C. Cung cấp nguồn gen quý hiếm.

D. Cung cấp nguồn đạm động vật bổ dưỡng, dễ tiêu hóa, không gây béo phì.

Câu 21 : Nhân tố tác động đến việc lựa chọn nhà máy, khu công nghiệp, khu chế xuất, cơ cấu ngành công nghiệp là:

A. Tự nhiên.

B. Vị trí địa lí.

C. Kinh tế - xã hội.

D. Con người.

Câu 22 : Ngành công nghiệp nào sau đây được cho là tiền đề của tiến bộ khoa học kĩ thuật?

A. Luyện kim.

B. Hóa chất.

C. Năng lượng.

D. Cơ khí.

Câu 23 : Gồm 1 – 2 xí nghiệp riêng lẻ, phân bố gần vùng nguyên nhiên liệu và đồng nhất với một điểm dân cư là đặc điểm nổi bật của

A. Vùng công nghiệp.

B. Điểm công nghiệp.

C. Trung tâm công nghiệp.

D. Khu công nghiệp tập trung.

Câu 24 : Dịch vụ tiêu dùng bao gồm:

A. giao thông vận tải, thông tin liên lạc

B. các dịch vụ hành chính công

C. tài chính, bảo hiểm

D. bán buôn, bán lẻ, du lịch, y tế, giáo dục, thể thao

Câu 25 : Tiêu chí nào không dùng để đánh giá khối lượng dịch vụ của hoạt động vận tải:

A. Cước phí vận tải thu được.

B. Khối lượng vận chuyển.

C. Khối lượng luân chuyển.

D. Cự li vận chuyển trung bình.

Câu 27 : Thị trường được hiểu là gì?

A. Nơi tiến hành trao đổi những sản phẩm hàng hóa.

B. Nơi gặp gỡ giữa bên bán bên mua.

C. Nơi diễn ra tất cả các hoạt động dịch vụ.

D. Nơi có các chợ và siêu thị.

Câu 28 : Đặc điểm nào dưới đây thuộc về môi trường tự nhiên?

A. Xuất hiện trên bề mặt Trái Đất phụ thuộc vào con người.

B. Bị hủy hoại nếu không có bàn tay chăm sóc của con người.

C. Phát triển theo quy luật tự nhiên.

D. Là kết quả lao động của con người.

Câu 29 : Mục tiêu của phát triển bền vững là đảm bảo cho con người có

A. Đời sống vật chất, tinh thần ngày càng cao, môi trường sống lành mạnh.

B. Đời sống vật chất, tinh thần ngày càng đầy đủ.

C. Sức khỏe và tuổi thọ ngày càng cao.

D. Môi trường sống an toàn, mở rộng.

Câu 30 : Các dạng kí hiệu thường được sử dụng trong phương pháp kí hiệu là:

A. Hình học, nền màu, chữ.

B. Chữ, hình học, đường thẳng.

C. Tượng hình, hình học, chữ.

D. Đường thẳng, hình học, nền màu.

Câu 31 : Một trong những căn cứ rất quan trọng để xác định phương hướng trên bản đồ là dựa vào:

A. Mạng lưới kinh vĩ tuyến thể hiện trên bản đồ

B. Hình dáng lãnh thổ thể hiện trên bản đồ

C. Vị trí địa lí của lãnh thổ thể hiện trên bản đồ

D. Bảng chú giải

Câu 32 : Dải Ngân Hà là gì?

A. Thiên Hà chứa Mặt Trời và các hành tinh của nó (trong đó có Trái Đất).

B. một tập hợp của Thiên Hà trong Vũ Trụ.

C. tên gọi khác của Hệ Mặt Trời.

D. dải sáng trong Vũ Trụ, gồm vô số các ngôi sao tập hợp.

Câu 33 : Nguyên nhân sinh ra chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời là:

A. Trái Đất tự quay quanh trục

B. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời

C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời với trục nghiêng không đổi

D. Trái Đất có dạng hình cầu

Câu 34 : Cấu trúc Trái Đất gồm 3 lớp, từ ngoài vào trong gồm:

A. lớp vỏ Trái Đất, lớp Manti trên, lớp nhân trong.

B. lớp vỏ Trái Đất, lớp Manti, nhân Trái Đất.

C. lớp nhân trong, lớp Manti, lớp vỏ lục địa.

D. lớp Manti, lớp vỏ lục địa, lớp nhân.

Câu 35 : Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất được thể hiện qua:

A. Các vận động kiến tạo, các hoạt động động đất, núi lửa

B. Hiện tượng El Nino

C. Hiện tượng bão lũ

D. Hiện tượng xói mòn, sạt lở đất

Câu 36 : Nguồn năng lượng sinh ra ngoại lực chủ yếu là gì?

A. nguồn năng lượng từ đại dương.

B. nguồn năng lượng từ các vụ thử hạt nhân.

C. nguồn năng lượng bức xạ Mặt Trời.

D. nguồn năng lượng từ lòng đất.

Câu 37 : Khối khí có đặc điểm “rất nóng” là gì?

A. khối khí cực

B. khối khí ôn đới

C. khối khí chí tuyến

D. khối khí xích đạo

Câu 38 : Đặc điểm của gió Tây ôn đới là gì?

A. thổi vào mùa hạ, gió nóng và ẩm.

B. thổi vào mùa đông, gió lạnh và ẩm.

C. thổi quanh năm, độ ẩm rất cao, thường mang theo mưa.

D. thổi quanh năm, gió lạnh và độ ẩm thấp.

Câu 39 : Khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa thường có lượng mưa lớn vì:

A. Gió mùa mùa Đông thường đem mưa đến

B. Gió mùa mùa hạ thổi từ biển vào thường xuyên đem mưa đến

C. Cả gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa Đông đều đem mưa lớn đến

D. Thường xuyên chịu ảnh hưởng của áp thấp

Câu 40 : Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sóng biển là:

A. dòng biển

B. gió thổi

C. động đất, núi lửa

D. bão

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247