Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 10 Vật lý – Thi THPT – QG 2019 ( đề số 1) môn Vật lý Có lời giải chi tiết

– Thi THPT – QG 2019 ( đề số 1) môn Vật lý Có lời giải chi tiết

Câu 1 : Trong các  phát  biểu  dưới  đây, phát  biểu  nào  đúng ?Chuyển động cơ là: 

A sự thay đổi hướng của vật này so với vật khác theo thời gian.  

B sự thay đổi chiều của vật này so với vật khác theo thời gian. 

C sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian . 

D sự thay đổi phương của vật này so với vật khác theo thời gian .

Câu 2 : Hãy chọn câu đúng.

A Hệ quy chiếu bao gồm vật làm mốc, hệ toạ độ, mốc thời gian.

B Hệ quy chiếu bao gồm hệ toạ độ, mốc thời gian và đồng hồ.

C Hệ quy chiếu bao gồm vật làm mốc, mốc thời gian và đồng hồ.

D Hệ quy chiếu bao gồm vật làm mốc, hệ toạ độ, mốc thời gian và đồng hồ.

Câu 4 : Chọn đáp án sai.

A Trong chuyển động thẳng đều tốc độ trung bình trên mọi quãng đường là như nhau.

B Quãng đường đi được của chuyển động thẳng đều được tính bằng công thức:s =v.t

C Trong chuyển động thẳng đều vận tốc được xác định bằng công thức: v=v_{0}+at

D Phương trình chuyển động của chuyển động thẳng đều là: x = x0 +vt.

Câu 8 : Trong chuyển động tròn đều vectơ vận tốc có:

A Phương không đổi và luôn vuông góc với bán kính quỹ đạo.

B Có độ lớn thay đổi và có phương tiếp tuyến với quỹ đạo.

C Có độ lớn không đổi và có phương luôn trùng với tiếp tuyến của quỹ đạo tại mỗi điểm.

D Có độ lớn không đổi và có phương luôn trùng với bán kính của quỹ đạo tại mỗi điểm

Câu 9 : Trường hợp nào sau đây không thể coi  vật như là chất điểm?         

A Viên đạn đang chuyển động trong không khí.

B Trái Đất trong chuyển động quay quanh Mặt Trời.

C Viên bi trong sự rơi từ tầng thứ năm của một toà nhà xuống mặt đất.

D Trái Đất trong chuyển động tự quay quanh trục của nó.

Câu 10 : Từ thực tế hãy xem trường hợp nào dưới đây, quỹ đạo chuyển động của vật là đường thẳng?

A Một hòn đá được ném theo phương nằm ngang.

B Một ô tô đang chạy theo hướng Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh.

C Một viên bi rơi tự  do từ độ cao 2m xuống mặt đất.

D Một chiếc là rơi từ độ cao 3m xuống mặt đất.

Câu 11 : Trường hợp nào sau đây có thể  coi chiếc máy bay là một chất điểm?

A Chiếc máy  bay đang chạy trên đường băng.    

B Chiếc máy đang bay từ Hà Nội – Tp Hồ Chí Minh.

C Chiếc máy bay đang đi vào nhà ga.  

D Chiếc máy bay trong quá trình hạ cánh xuống sân bay.

Câu 12 : Gọi F1 , F2 là độ lớn của hai lực thành phần, F là độ lớn hợp lực của chúng. Câu nào sau đây là đúng ? 

A F không bao giờ nhỏ hơn cả F1 và  F2.     

B F không bao giờ bằng F1 hoặc F2.

C F luôn luôn lớn hơn cả F1 v F2.                

D

Câu 16 : Lực có môđun 30N là hợp lực của hai lực nào ?

A 12N, 12N  

B 16N, 10N     

C 16N, 46N

D 16N, 50N

Câu 17 : Chọn câu đúngCặp "lực và phản lực" trong định luật III Niutơn:

A tác dụng vào cùng một vật.  

B tác dụng vào hai vật khác nhau.

C không bằng nhau về độ lớn.  

D bằng nhau về độ lớn nhưng không cùng giá.

Câu 18 : Chọn câu phát biểu đúng.    

A Nếu không có lực tác dụng vào vật thì vật không chuyển động được.

B Lực tác dụng luôn cùng hướng với hướng biến dạng.

C  Vật luôn chuyển động theo hướng của lực tác dụng.

D Nếu có lực tác dụng lên vật thì vận tốc của vật bị thay đổi

Câu 19 : Vật nào sau đây chuyển động theo quán tính ?   

A  Vật chuyển động tròn đều .        

B Vật chuyển động trên một đường thẳng.

C Vật rơi tự do từ trên cao xuống không ma sát.

D Vật chuyển động khi tất cả các lực tác dụng lên vật mất đi.

Câu 20 : Đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của một vật là:

A trọng lương.  

B khối lượng.     

C vận tốc.     

D lực.

Câu 21 : Chọn phát biểu đúng nhất .     

A Vectơ lực tác dụng lên vật có hướng trùng với hướng chuyển động của vật.

B Hướng của vectơ lực tác dụng lên vật trùng với hướng biến dạng của vật.

C Hướng của lực trùng với hướng của gia tốc mà lực  truyền cho vật.

D Lực tác dụng lên vật chuyển động thẳng đều có độ lớn không đổi

Câu 22 : Câu nào sau đây là đúng khi nói về lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng lên Mặt Trời và do Mặt Trời tác dụng lên Trái Đất.     

A Hai lực này cùng phương, cùng chiều.

B Hai lực này cùng chiều, cùng độ lớn.

C Hai lực này cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn.

D Phương của hai lực này luôn thay đổi và không trùng nhau.

Câu 23 : Phát biểu nào sau đây là đúng.  

A Càng lên cao thì gia tốc rơi tự do càng nhỏ.

B Để xác định trọng lực tác dụng lên vật người ta dùng lực kế.

C Trọng lực tác dụng lên vật tỉ lệ với trọng lượng của vật.

D Trọng lượng của vật không phụ thuộc vào trạng thái chuyển động của vật đó.

Câu 25 : Véc tơ động lượng là véc tơ:           

A Cùng phương, ngược chiều với véc tơ vận tốc.

B Có phương hợp với véc tơ vận tốc một góc bất kỳ.

C Có phương vuông góc với véc tơ vận tốc.

D Cùng phương, cùng chiều với véc tơ vận tốc.

Câu 27 : Đơn vị của động lượng là:       

A kg.m.s  

B kg.m/s2  

C kg.m/s   

D kg.m2/s.

Câu 28 : Va chạm nào sau đây là va chạm mềm?

A Quả bóng đang bay đập vào tường và nảy ra.

B Viên đạn đang bay xuyên vào và nằm gọn trong bao cát.

C Viên đạn xuyên qua một tấm bia trên đường bay của nó.

D Quả bóng tennis đập xuống sân thi đấu.

Câu 29 : Chuyển động nào dưới đây là chuyển động bằng phản lực?  

A Vận động viên bơi lội đang bơi.

B Chuyển động của máy bay trực thăng khi cất cánh.

C Chuyển động của vận động viên nhảy cầu khi giậm nhảy.

D Chuyển động của con Sứa khi đang bơi.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247