Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 GDCD Đề thi HK1 môn GDCD 12 năm 2021-2022 Trường THPT Lương Văn Can

Đề thi HK1 môn GDCD 12 năm 2021-2022 Trường THPT Lương Văn Can

Câu 1 : Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật ..................

A. đi vào cuộc sống.

B. gắn bó với thực tiễn.

C. quen thuộc trong cuộc sống.

D. có chỗ đứng trong thực tiễn.

Câu 3 : Một trong những nội dung về bình đẳng trong thực hiện quyền lao động là mọi người đều có quyền lựa chọn ...............

A. việc làm theo sở thích của mình.

B. điều kiện làm việc theo nhu cầu của mình.

C. thời gian làm việc theo ý muốn chủ quan của mình.

D. việc làm phù hợp với khả năng của mình mà không bị phân biệt đối xử.

Câu 4 : Bình đẳng giữa vợ và chồng được hiểu là ..............

A. vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về tài sản riêng.

B. vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.

C. người chồng chịu trách nhiệm về việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình.

D. người vợ chịu trách nhiệm về việc nuôi dạy con cái.

Câu 5 : Ngành, nghề kinh doanh nào dưới đây là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện?

A. Kinh doanh vàng bạc, đá quý.

B. Dịch vụ thoát nước.

C. Sản xuất xe cho người tàn tật.

D. Bán thuốc tân dược.

Câu 6 : Tự ý bắt và giam giữ người không có căn cứ là hành vi xâm phạm tới quyền nào dưới đây của công dân ?

A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

B. Quyền được bảo hộ về tính mạng và sức khỏe.

C. Quyền tự do cá nhân.

D. Quyền tự do thân thể.

Câu 7 : Người phạm tội quả tang hoặc đang bi truy nã thì ...............

A. ai cũng có quyền bắt.

B. chỉ công an mới có quyền bắt.

C. phải xin lệnh khẩn cấp để bắt.

D. phải chờ ý kiến của cấp trên rồi mới được bắt.

Câu 8 : Ngành, nghề kinh doanh nào bên dưới là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện?

A. Sản xuất nông sản sạch.

B. Tổ chức dạy thêm, học thêm.

C. Dịch vụ cưới hỏi.

D. Cắt tóc, gội đầu.

Câu 10 : Thực hiện pháp luật là hành vi ..............

A. thiện chí của cá nhân, tổ chức.

B. hợp pháp của cá nhân, tổ chức.

C. tự nguyện của mọi người.

D. dân chủ trong xã hội.

Câu 11 : Dấu hiệu nào dưới đây không phải là dấu hiệu vi phạm pháp luật ?

A. Không thích hợp.

B. Lỗi.

C. Trái pháp luật.

D. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.

Câu 13 : Trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm, khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì mọi doanh nghiệp đều có quyền .............

A. tăng thu nhập.

B. miễn giảm thuế.

C. tự chủ đăng kí kinh doanh.

D. kinh doanh không cần đăng kí.

Câu 14 : Hành vi nào sau đây của doanh nghiệp đã thực hiện đúng nghĩa vụ trong quá trình kinh doanh?

A. Kinh doanh không đúng ngành, nghề đã đăng kí.

B. Không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.

C. Thực hiện tiết kiệm điện, nước, bảo vệ môi trường.

D. Chỉnh sửa sổ sách kế toán để phải đóng mức thuế thấp hơn so với thực tế.

Câu 15 : Bắt người trong trưởng hợp khẩn cấp được tiến hành khi có căn cứ để cho rằng nguời đó ...............

A. đang có ý dịnh phạm tội.

B. đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng.

C. đang lên kế hoạch thực hiện tội phạm.

D. đang họp bàn thực hiện tội phạm.

Câu 16 : Hành vi nào dưới đây là xâm phạm đến sức khỏe của người khác ?

A. Đánh người gây thương tích.

B. Tự tiện bắt người.

C. Tự tiện giam giữ người.

D. Đe dọa đánh người.

Câu 19 : Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm các quy tắc nào dưới đây ?

A. Quản lý nhà nước.

B. An toàn lao động.

C. Ký kết hợp đồng.

D. Công vụ nhà nước.

Câu 20 : Có mấy hình thức thực hiện pháp luật ?

A. Bốn hình thức.

B. Ba hình thức.

C. Hai hình thức.

D. Một hình thức.

Câu 22 : Để tìm việc làm phù hợp, anh H có thể căn cứ vào quyền bình đẳng ................

A. trong tuyển dụng lao động.

B. trong giao kết hợp đồng lao động.

C. thay đổi nội dung hợp đồng lao động.

D. tự do lựa chọn việc làm.

Câu 25 : Những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của từng dân tộc được giữ gìn, khôi phục, phát huy đó là cơ sở ...............

A. để giáo dục ý thức tôn trọng các giá trị văn hóa.

B. của sự bình đẳng về tín ngưỡng.

C. của sự bình đẳng giữa các dân tộc.

D. của sự bình đẳng về văn hóa.

Câu 26 : Theo quy định của pháp luật, công dân thuộc các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều ...............

A. được đảm bảo công bằng.

B. bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

C. hưởng mọi quyền lợi như nhau.

D. thực hiên tốt nghĩa vụ công dân.

Câu 28 : Bình đẳng giữa người lao động và người sử dụng lao động thông qua ..............

A. mức lương và bảo hiểm.

B. quyền lợi lao động.

C. công việc và mức lương.

D. hợp đồng lao động.

Câu 29 : Có mấy loại vi phạm pháp luật ?

A. Bốn loại.

B. Năm loại.

C. Sáu loại.

D. Hai loại.

Câu 34 : Các cơ sở tôn giáo hợp pháp được ............

A. pháp luật bảo hộ.

B. Đảng quản lí.

C. tổ chức tôn giáo bí mật.

D. Mặt trận Tổ quốc giữ gìn.

Câu 35 : Trong trường hợp không còn cha mẹ thì anh, chị, em có quyền và nghĩa vụ ...............

A. thân ai người đó lo.

B. thoái thác trách nhiệm.

C. tranh giành tài sản.

D. đùm bọc, nuôi dưỡng nhau.

Câu 38 : Người lao động có trình độ chuyên môn, kĩ thuật cao được hưởng ưu đãi là bình đẳng trong .............

A. thực hiện quyền kinh doanh.

B. tìm kiếm việc làm.

C. thực hiện quyền lao động.

D. lựa chọn việc làm.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247