Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 8 Địa lý Đề thi HK1 môn Địa Lí 8 năm 2021-2022 Trường THCS Ngô Mây

Đề thi HK1 môn Địa Lí 8 năm 2021-2022 Trường THCS Ngô Mây

Câu 1 : Đâu là nguyên nhân khiến Nhật Bản tập trung vào các ngành công nghiệp đòi hỏi kĩ thuật cao?

A. Có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

B. Hạn chế sử dụng nhiều nguyên liệu, lao động có trình độ cao, mang lại lợi nhuận lớn.

C. Không có khả năng nhập khẩu các sản phẩm chất lượng cao.

D. Có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú.

Câu 2 : Nhân tố nào quan trọng nhất thúc đẩy sự phát triển và thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế Trung Quốc?

A. Chính sách phát triển đúng đắn.

B. Diện tích lãnh thổ rộng nhất thế giới.

C. Có vị trí địa lý quan trọng.

D. Dân cư và lao động dồi dào.

Câu 3 : Đâu không là nhân tố chủ yếu thúc đẩy sự phát triển và thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế Trung Quốc?

A. Tài nguyên thiên nhiên phong phú.

B. Chính sách phát triển kinh tế đúng đắn.

C. Dân cư và lao động dồi dào.

D. Diện tích lãnh thổ rộng lớn hàng đầu thế giới.

Câu 4 : Nhân tố nào quan trọng nhất giúp Nhật Bản vươn lên trở thành cường quốc thứ 2 thế giới?

A. Con người.

B. Khoa học – công nghệ.

C. Tài nguyên thiên nhiên.

D. Điều kiện tự nhiên.

Câu 5 : Đâu là thành tựu xã hội quan trọng nhất của Nhật Bản?

A. trở thành cường quốc kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

B. phát triển nhanh chóng các ngành công nghiệp hiện đại.

C. chất lượng đời sống người dân cao và ổn định.

D. tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định.

Câu 6 : Thành tựu quan trọng nhất của nền kinh tế Trung Quốc là gì?

A. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định.

B. Nền nông nghiệp phát triển nhanh chóng và toàn diện.

C. Phát triển nhanh chóng một nền công nghiệp hoàn chỉnh.

D. Vươn lên trở thành cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới.

Câu 7 : Xác định đâu là điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới ở Đông Nam Á?

A. Khí hậu nóng ẩm, hệ đất trồng phong phú, mạng lưới sông ngòi dày đặc.

B. Vùng biển rộng lớn giàu tiềm năng.

C.  Hoạt động của gió mùa với một mùa đông lạnh thực sự.

D. Địa hình đồi núi chiếm ưu thế và có sự phân hóa của khí hậu.

Câu 8 : Xác định đâu là khó khăn lớn nhất về tự nhiên của Đông Nam Á biển đảo trong phát triển kinh tế?

A. nghèo tài nguyên khoáng sản.

B. đồng bằng nhỏ hẹp.

C. địa hình núi cắt xẻ, giao thông khó khăn.

D.  thiên tai động đất, núi lửa.

Câu 9 : Em hãy cho biết loại gió nào mang lại lượng mưa lớn cho khu vực Đông Nam Á ?

A. gió mùa tây nam.

B. gió mùa đông bắc.

C. gió Tín phong.

D. gió biển.

Câu 10 : Xác định đâu là khu vực tập trung các đồng bằng phù sa của bán đảo Trung Ấn?

A. Hạ lưu các con sông.

B. Vùng trung du.

C. Trên các cao nguyên.

D. Phía Nam Campuchia.

Câu 11 : Xác định đâu là hướng chủ yếu của các dãy núi ở bán đảo Trung Ấn?

A. vòng cung và bắc – nam.

B. bắc – nam và tây bắc – đông nam.

C. bắc – nam và đông – tây.

D. đông bắc – tây nam và vòng cung.

Câu 12 : Xác định nguyên nhân chủ yếu làm cho dân cư Nam Á tập trung chủ yếu ở khu vực đông bằng Ấn – Hằng và ven Ấn Độ Dương?

A. kinh tế phát triển.

B. đây là cái nôi của nền văn minh nhân loại.

C. điều kiện tự nhiên thuận lợi.

D. dân cư sinh sống lâu đời.

Câu 13 : Cho biết nhân tố nào ít ảnh hưởng nhất đến sự tập trung dân cư đông đúc ở đồng bằng Ấn – Hằng?

A. Lịch sử khai thác lãnh thổ.

B. Đặc điểm địa hình, khí hậu, nguồn nước.

C. Tài nguyên khoáng sản.

D. Hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Câu 14 : Phát biểu nào thế hiện đúng sự chuyển dịch cơ cấu GDP của Ấn Độ?

A. Chuyển dịch theo hướng đẩy mạnh phát triển ngành dịch vụ.

B. Chuyển dịch theo hướng đảm bảo an ninh, lương thực.

C. Chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa.

D. Chuyển dịch theo hướng phát triển ngành công nghiệp hiện đại.

Câu 15 : Xác định đâu là nguyên nhân chủ yếu khiến dân cư phân bố thưa thớt ở khu vực Tây Bắc của Nam Á?

A. khí hậu khô hạn, khắc nghiệt.

B. có nhiều thiên tai động đất, núi lửa.

C. tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn.

D. địa hình núi cao hiểm trở, bị chia cắt mạnh.

Câu 16 : Nguyên nhân khiến cho các nước Nam Á gặp khó khăn trong việc xây dựng lại đất nước sau khi giành lại độc lập?

A. Không có nguồn tài nguyên phong phú.

B. Dân cư không có trình độ cao.

C. Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt.

D. Tình hình chính trị - xã hội bất ổn.

Câu 17 : Đâu là thành tựu lớn nhất của cuộc cách mạng trắng và cách mạng xanh?

A. đưa giá trị sản lượng công nghiệp Ấn Độ tăng nhanh và đứng thứ 10 thế giới.

B. giải quyết tốt vấn đề lương thực, thực phẩm cho nhân dân.

C. đưa Ấn Độ trở thành quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất Nam Á.

D. tạo ra nguồn nông sản xuất khẩu lớn cho các nước Nam Á.

Câu 20 : Xác định quốc gia nào có trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao nhất châu Á?

A. Trung Quốc

B. Ấn Độ

C. Hàn Quốc

D. Nhật Bản

Câu 21 : Đâu là nguyên nhân khiến các nước châu Á có quá trình phát triển sớm nhưng hiện nay số nước các quốc gia nghèo khổ vẫn chiếm tỉ lệ cao?

A. Châu Á nghèo tài nguyên thiên nhiên.

B. Châu Á nhiều thiên tai: động đất, núi lửa, bão,…

C. Chế độ phong kiến và thực dân kìm hãm, nền kinh tế rơi vào tình trạng chậm phát triển kéo dài.

D. Ảnh hưởng các cuộc khủng khoảng kinh tế.

Câu 22 : Cho biết từ thế kỉ XVI và đặc biệt trong thế kỉ XIX đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội các nước châu Á có gì nổi bật?

A. Kinh tế của các nước châu Á rất phát triển với trình độ cao.

B. Nhiều nước các nước thực hiện thành công các cuộc cách mạng công nghiệp trở thành các nước tư bản hùng mạnh trên thế giới.

C. Hầu hết các nước châu Á trở thành thuộc địa của các đế quốc Anh, Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha,…

D. Các nước châu Á trở thành các nước đế quốc đi xâm lược các nước khác.

Câu 23 : Đâu là nhóm các nước có nhiều dầu mỏ nhất ở Tây Nam Á?

A. Ả-rập Xê-út, Thổ Nhĩ Kì, Xi-ri, Cô-oét.

B. Ả-rập Xê-út, I-ran, I-rắc, Xi-ri.

C. Yê-men, Ô-man, Li-Băng, Síp.

D. Ả-rập Xê-út, I-ran, I-rắc, Cô-oét.

Câu 24 : Cho biết các mỏ dầu của khu vực Tây Nam Á được cho phân bố chủ yếu ở đâu?

A. Phía bắc khu vực.

B. Ven biển phía nam.

C. Ven vịnh Pec – xích.

D. Ven biển Địa Trung Hải.

Câu 25 : Cho biết đồng bằng Lưỡng Hà nằm ở vị trí nào của khu vực Tây Nam Á? 

A. Phía tây nam.

B. Phía đông bắc.

C. Ven các biển và đại dương.

D. Ở giữa.

Câu 26 : Hãy cho biết đồng bằng Lưỡng Hà được bồi đắp bởi phù sa của hệ thống sông nào?

A. Ti-grơ và Ơ-phrát.

B. Ấn – Hằng.

C. Hoàng Hà, Trường Giang.

D. A-mua và Ô-bi.

Câu 27 : Xác định các miền địa hình của khu vực Tây Nam Á từ đông bắc xuống tây nam lần lượt?

A. các dãy núi cao; đồng bằng Lưỡng Hà; sơn nguyên A – rap.

B. đồng bằng Lưỡng Hà; sơn nguyên A – rap; các dãy núi cao.

C. sơn nguyên A – rap; đồng bằng Lưỡng Hà; các dãy núi cao.

D. các dãy núi cao; sơn nguyên A – rap; đồng bằng Lưỡng Hà.

Câu 28 : Đâu là dạng địa hình chủ yếu ở Tây Nam Á?

A. đồng bằng châu thổ.

B. núi và cao nguyên.

C. bán bình nguyên.

D. sơn nguyên và bồn địa.

Câu 29 : Xác định vai trò của dãy Hi-ma-lay-a trong việc điều tiết khí hậu của khu vực Nam Á?

A. đem lại một mùa đông bớt lạnh hơn và mùa hạ có mưa nhiều ở sườn phía nam.

B. đem lại một mùa đông lạnh giá và mùa hạ có gió phơn khô nóng ở sườn phía nam.

C. đem lại một mùa đông lạnh, ẩm, mưa nhiều và mùa hạ ít mưa ở sườn phía bắc.

D. đem lại một mùa đông lạnh, khô và mùa hạ mưa nhiều ở sườn phía nam.

Câu 30 : Dạng địa hình không phổ biến ở Nam Á?

A. Sơn nguyên.

B. Đồng bằng.

C. Núi cao.

D. Đầm lầy.

Câu 32 : Nhịp điệu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân khu vực Nam Á đã chịu ảnh hưởng rất lớn bởi?

A. nhịp điệu dòng chảy sông ngòi.

B. nhịp điệu hoạt động của dòng biển nóng – lạnh.

C. nhịp điệu hoạt động của gió mùa.

D. nhịp điệu thay đổi của cảnh quan theo mùa.

Câu 33 : Nguyên nhân nào khiến sông ngòi ở khu vực Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á có chế độ nước theo mùa?

A. nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

B. ảnh hưởng của dòng biển nóng, lạnh chảy theo mùa.

C. địa hình có sự phân hóa đa dạng.

D. vào mùa đông nước sông bị đóng băng.

Câu 34 : Nguyên nhân khiến châu Á có nhiều đồng bằng châu thổ rộng lớn là gì?

A. Có nhiều hệ thống sông lớn bồi đắp nên các đồng bằng lớn.

B. Do lịch sử phát triển lâu dài nên bị ngoại lực hạ thấp địa hình.

C. Quá trình vận động kiến tạo làm nâng cao vùng thềm lục địa.

D. Do được các vật liệu biển bồi đắp.

Câu 35 : Đâu là ý nghĩa tự nhiên của các con sông lớn ở châu Á?

A. phát triển thủy điện.

B. cung cấp nguồn lợi thủy sản lớn.

C. phát triển giao thông đường thủy.

D. bồi đắp nên các đồng bằng châu thổ rộng lớn.

Câu 36 : Nguyên nhân nào khiến Châu Á có nhiều hệ thống sông lớn?

A. Mưa nhiều, mức độ chia cắt địa hình lớn.

B. Địa hình cao, nhiều dốc, gập ghềnh.

C. Tiếp giáp với nhiều vùng biển lớn.

D. Hệ thống nước ngầm dồi dào, phong phú.

Câu 37 : Xác định đâu là các kiểu khí hậu phổ biến ở châu Á?

A. gió mùa và lục địa.

B. hải dương và lục địa.

C. núi cao và lục địa.

D. gió mùa và hải dương.

Câu 38 : Các kiểu khí hậu cận nhiệt ở Châu Á từ Đông sang Tây sắp xếp theo đúng thứ tự là?

A. cận nhiệt gió mùa, cận nhiệt địa trung hải, cận nhiệt núi cao, cận nhiệt lục địa.

B. cận nhiệt địa trung hải, cận nhiệt lục địa, cận nhiệt núi cao, cận nhiệt gió mùa.

C. cận nhiệt gió mùa, cận nhiệt núi cao, cận nhiệt lục địa, cận nhiệt địa trung hải.

D. cận nhiệt núi cao, cận nhiệt lục địa, cận nhiệt địa trung hải, cận nhiệt gió mùa.

Câu 39 : Cho biết vùng nội địa và Tây Nam Á phổ biến cảnh quan nào?

A. Cảnh quan rừng lá kim.

B. Cảnh quan thảo nguyên.

C. Cảnh quan rừng nhiệt đới thường xanh.

D. Cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc.

Câu 40 : Cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc phổ biến ở khu vực nào?

A. vùng nội địa và Tây Nam Á.

B. khu vực Đông Á.

C. khu vực Đông Nam Á.

D. khu vực Nam Á.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247