Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 GDCD Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn GDCD Trường THPT Trần Nhân Tông

Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn GDCD Trường THPT Trần Nhân Tông

Câu 1 : Công ty A đã bố trí nhiều lao động nữ vào làm các công việc nặng nhọc, nguy hiểm và độc hại. Trong trường hợp này, công ty A đã vi phạm

A. quyền lao động của công dân.

B. quyền bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.

C. giao kết hợp đồng lao động.

D. quyền tự do lựa chọn việc làm.

Câu 4 : Trong các hình thức dưới đây, hình thức nào là sử dụng pháp luật?

A. Công dân làm những việc mà pháp luật cho phép làm.

B. Cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền ra quyết định xử lí người vi phạm pháp luật.

C. Công dân không làm những việc mà pháp luật cấm.

D. Công dân làm những việc mà pháp luật quy định phải làm.

Câu 6 : Pháp luật có tính quy phạm phổ biến, vì pháp luật được áp dụng

A. trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

B. trong một số lĩnh vực quan trọng.

C. đối với người vi phạm.

D. đối với người sản xuất kinh doanh.

Câu 7 : Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải bị xử lí theo

A. tập tục của địa phương.

B. quy định của pháp luật.

C. thỏa thuận của cộng đồng.

D. hương ước của làng xã.

Câu 8 : Việc khám xét chỗ ở của công dân phải tuân theo đúng

A. nguyện vọng của nhà chức trách.

B. tính chất, mức độ của vi phạm.

C. khả năng của người quản lí.

D. trình tự, thủ tục của pháp luật.

Câu 9 : Những yếu tố tự nhiên mà lao động của con người tác động vào được gọi là

A. Đối tượng lao động

B. Tư liệu lao động

C. Tài nguyên thiên nhiên

D. Nguyên liệu

Câu 10 : Công dân vi phạm pháp luật dân sự trong trường hợp nào dưới đây?

A. Nghỉ việc không có lý do.

B. Đi xe máy phóng nhanh vượt ẩu.

C. Sản xuất và tiêu thụ hàng giả.

D. Giao hàng không đúng hợp đồng.

Câu 11 : Trong những nghĩa vụ dưới đây của người kinh doanh, nghĩa vụ nào là quan trọng nhất?

A. Nộp thuế đầy đủ.

B. Bảo vệ môi trường.

C. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

D. Bảo vệ tài nguyên.

Câu 12 : Theo quy định của pháp luật việc kiểm soát thư tín điện thoại, điện tín của cá nhân được thực hiện khi

A. nghi ngờ có chứa thông tin không lành mạnh

B. có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

C. có tin báo của quần chúng nhân dân

D. có ý kiến của đại diện lãnh đạo cơ quan

Câu 13 : Ở nước ta hiện nay, chủ thể nào dưới đây có quyền thành lập doanh nghiệp?

A. Người chưa thành niên.

B. Tổ chức, cá nhân theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

C. Người bị mất năng lực hành vi dân sự.

D. Người đang chấp hành hình phạt tù.

Câu 15 : Trên cơ sở Luật Doanh nghiệp, công dân thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với khả năng và điều kiện của mình. Điều này thể hiện vai trò của pháp luật là phương tiện để công dân

A. bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

B. thực hiện quyền của mình.

C. thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân.

D. bảo vệ nhu cầu cuộc sống của công dân.

Câu 16 : Khẳng định nào dưới đây không đúng với nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh?

A. Mọi công dân được thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

B. Mọi công dân được chủ động mở rộng quy mô, ngành nghề kinh doanh.

C. Mọi công dân được tự do lựa chọn việc làm trong các cơ sở kinh doanh.

D. Mọi công dân được tự do lựa chọn hình thức kinh doanh.

Câu 17 : Quyền bình đẳng của công dân trong lao động không thể hiện ở nội dung nào sau đây?

A. Giao kết hợp đồng lao động.

B. Thực hiện quyền lao động.

C. Tự do tìm kiếm việc làm.

D. Quyết định lợi nhuận công ty.

Câu 18 : Hành vi nào dưới đây phải chịu trách nhiệm dân sự?

A. Trộm cắp tài sản công dân

B. Cố ý lây truyền HIV cho người khác

C. Không thực hiện chia tài sản theo di chúc người mất

D. Làm thiệt hại tài sản của nhà nước

Câu 19 : Trường hợp nào dưới đây người bị bắt khẩn cấp được trả tự do?

A. Người đó được gia đình xin bảo lãnh về nhà

B. Người đó bị ốm phải đi cấp cứu tại bệnh viện

C. Để cứu một con tin đang bị đe dọa

D. Quyết định bắt người không được Viện kiểm sát phê chuẩn

Câu 20 : Khi thực hiện quyền bầu cử, ứng cử người dân thực thi hình thức dân chủ nào?

A. Dân chủ đại diện

B. Dân chủ tập trung

C. Dân chủ trực tiếp

D. Dân chủ gián tiếp

Câu 21 : Q thi đỗ và được tuyển chọn vào lớp Cử nhân chất lượng cao của Trường Đại học M. Q đã được hưởng quyền gì dưới đây của công dân?

A. Quyền học không hạn chế.

B. Quyền ưu tiên trong tuyển sinh.

C. Quyền được phát triển của công dân.

D. Quyền ưu tiên trong lựa chọn nơi học tập.

Câu 23 : Mục đích chủ yếu trong thực hiện quyền bình đẳng về giáo dục giữa các dân tộc nhằm

A. mở rộng quy mô giáo dục

B. nâng cao trình độ dân trí

C. xóa mù chữ

D. duy trì chữ viết riêng

Câu 24 : Giá cả của đồng tiền nước này được tính bằng đồng tiền của nước khác được gọi là

A. tỉ lệ trao đổi.

B. tỉ giá trao đổi.

C. tỉ giá hối đoái.

D. tỉ lệ quy đổi.

Câu 25 : Đối với người khiếu nại thì mục đích của khiếu nại là nhằm

A. bảo vệ Nhà nước và pháp luật.

B. khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp.

C. tố cáo hành vi vi phạm pháp luật.

D. khôi phục lợi ích của Nhà nước.

Câu 26 : Công dân thực hiện quyền sáng tạo trong trường hợp nào dưới đây?

A. Bình đẳng về cơ hội tìm việc làm.

B. Lựa chọn hình thức học phù hợp.

C. Có mức sống đầy đủ về vật chất.

D. Tự do nghiên cứu khoa học, kĩ thuật.

Câu 27 : Đối với quá trình sản xuất, tất cả các loại đối tượng lao động, dù trực tiếp hay gián tiếp đều

A. có nguồn gốc từ tự nhiên.

B. có sự tác động của con người.

C. do con người sáng tạo ra.

D. có những công dụng nhất định.

Câu 28 : Muốn cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị xã hội của hàng hóa, đòi hỏi người sản xuất phải

A. vay vốn ưu đãi của ngân hang Nhà nước.

B. hợp lí hóa sản xuất, thực hành tiết kiệm.

C. sản xuất một loại hàng hóa bán ra thị trường.

D. nâng cao uy tín cá nhân trên thị trường.

Câu 29 : Người bị xử phạt hành chính do không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông là biểu hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

B. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.

C. Tính quy phạm phổ biến.

D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.

Câu 30 : Ở hình thức thực hiện pháp luật nào thì chủ thể có thể thực hiện hoặc không thực hiện?

A. Tuân thủ pháp luật.

B. Sử dụng pháp luật.

C. Thi hành pháp luật.

D. Áp dụng pháp luật.

Câu 32 : Quá trình sản xuất của cải vật chất bao gồm các yếu tố cơ bản là: sức lao động, đối tượng lao động và

A. tư liệu lao động.

B. quy mô kinh doanh.

C. hình thức đầu tư.

D. cơ cấu kinh tế.

Câu 33 : Quy luật giá trị yêu cầu việc sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở thời gian lao động xã hội cần thiết để

A. xóa bỏ các loại cạnh tranh.

B. san bằng quan hệ cung cầu.

C. sản xuất ra hàng hóa đó.

D. độc chiếm tất cả thị trường.

Câu 34 : Tất cả mọi cá nhân, tổ chức đều phải xử sự theo pháp luật. Điều đó thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

B. Tính chặt chẽ về về nội dung.

C. Tính chặt chẽ về hình thức.

D. Tính quy phạm phổ biến.

Câu 36 : Trong quá trình sản xuất, người lao động với tư liệu sản xuất kết hợp thành

A. phương thức sản xuất.

B. tư liệu sản xuất.

C. quá trình sản xuất.

D. lực lượng sản xuất.

Câu 37 : Quy luật giá trị yêu cầu tổng thời gian lao động cá biệt để sản xuất ra tổng hàng hóa phải phù hợp với

A. tổng thời gian lao động xã hội.

B. tổng thời gian lao động cá nhân.

C. tổng thời gian lao động tập thể.

D. tổng thời gian lao động cộng đồng.

Câu 38 : Trong quá trình xây dựng pháp luật, nhà nước luôn cố gắng đưa những nội dung nào dưới đây vào trong những quy phạm pháp luật?

A. Chuẩn mực xã hội.

B. Quy tắc đạo đức tiến bộ.

C. Phong tục, tập quán.

D. Thói quen con người.

Câu 40 : Chỉ cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền mới được

A. thi hành pháp luật.

B. tuân thủ pháp luật.

C. áp dụng pháp luật.

D. sử dụng pháp luật.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247