Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 10 Sinh học Đề thi giữa HK2 môn Sinh học 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Ngọc Hồi

Đề thi giữa HK2 môn Sinh học 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Ngọc Hồi

Câu 1 : Nhân tố sinh trưởng là tất cả các chất ra sao?

A. cần cho sự sinh trưởng của sinh vật mà chúng không tự tổng hợp được

B. không cần cho sự sinh trưởng của sinh vật nhưng chúng vẫn tự tổng hợp

C. cần cho sự sinh trưởng của sinh vật mà chúng tự tổng hợp được

D. không cần cho sự sinh trưởng của sinh vật và chúng không tự tổng hợp được

Câu 2 : Nguyên liệu cần cho pha tối của quang hợp là gì?

A. ATP, NADPH

B. ATP, NADPH, O2

C. CO2, ATP, NADP+

D. CO2, ATP, NADPH

Câu 3 : Ví dụ nào dưới đây cho thấy vai trò của nguyên phân đối với đời sống con người?

A. Hiện tượng trương phình của xác động vật

B. Hiện tượng tế bào trứng đơn bội lớn lên

C. Hiện tượng hàn gắn, làm lành vết thương hở

D. Hiện tượng phồng, xẹp của bong bóng cá

Câu 4 : Trong môi trường nuôi cấy không liên tục, sự phát triển của quần thể vi khuẩn được biểu diễn bằng dạng đường nào?

A. Đường thằng

B. Đường tròn

C. Đường cong

D. Đường lượn sóng (hình sin)

Câu 5 : Trong giai đoạn đầu nuôi cấy trong môi trường nuôi cấy không liên tục, số lượng tế bào vi khuẩn chưa tăng vì sao?

A. Số lượng tế bào sinh ra bằng số lượng tế bào đã chết đi

B. Vi khuẩn cần thời gian thích nghi với môi trường, chuẩn bị nguyên liệu để phân chia

C. Chất dinh dưỡng chưa được bổ sung vào môi trường, thiếu chất dinh dưỡng, vi khuẩn chưa tiến hành phân chia

D. Số lượng vi khuẩn tăng tuy nhiên được con người lấy ra liên tục nên số lượng tế bào vi khuẩn trong môi trường không tăng

Câu 6 : Trong một chu kì tế bào thời gian dài nhất là kì nào?

A. Kì trung gian

B. Kì đầu

C. Kì giữa

D. Kì cuối

Câu 7 : Trong quá trình sinh trưởng của vi sinh vật, các nguyên tố cơ bản: C, H, O, N, S, P có vai trò gì?

A. Là nhân tố sinh trưởng

B. Kiến tạo nên thành phần tế bào

C. Cân bằng hoá thẩm thấu

D. Hoạt hoá enzim

Câu 8 : Hoạt động nào sau đây là ứng dụng của quá trình phân giải ở vi sinh vật?

A. Sản xuất các chất xúc tác sinh học

B. Tạo sinh khối

C. Bột giặt sinh học

D. Sản xuất axit amin

Câu 9 : Giống nhau giữa hô hấp và lên men là gì?

A. Đều là sự phân giải chất hữu cơ

B. Đều xảy ra trong môi trường có nhiều ô xi

C. Đều xảy ra trong môi trường có ít ô xi

D. Đều xảy ra trong môi trường không có ô xi

Câu 10 : Ở loài giao phối, Bộ NST đặc trưng của loài được duy trì ổn định qua các thế hệ là khác nhau của loài là nhờ quá trình nào?

A. quá trình giảm phân

B. quá trình nguyên phân

C. quá trình thụ tinh

D. cả A, B và C

Câu 12 : Để ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật, các hợp chất kim loại nặng có cơ chế tác động như thế nào?

A. Sinh ôxi nguyên tử có tác dụng ôxi hóa mạnh

B. Ôxi hóa các thành phần tế bào

C. Gắn vào nhóm SH của prôtêin và làm chúng bất hoạt

D. Thay đổi khả năng cho đi qua của lipit ở màng sinh chất

Câu 13 : Điểm nào ở giảm phân I và giảm phân II là không giống nhau?

A. Sự xếp thành hàng trên mặt phẳng xích đạo

B. Sự tiếp hợp và trao đổi chéo

C. Sự dãn xoắn của các nhiễm sắc thể

D. Sự phân li của các nhiễm sắc thể

Câu 14 : Để tổng hợp tinh bột, vi khuẩn và tảo cần hợp chất mở đầu là gì?

A. Glucozo

B. Xenlulozo

C. ADP – Glucozo

D. ATP – Glucozo

Câu 15 : Trong nguyên phân sự phân chia NST nhìn thấy rõ nhất ở kì nào?

A. Kì sau

B. Kì đầu 

C. Kì giữa

D. Kì cuối

Câu 16 : Chất nào sau đây là sản phẩm của pha tối?

A. C6H12O6

B. CO2

C. ATP

D. O2

Câu 17 : Các tế bào trong cơ thể đa bào chỉ phân chia khi nào?

A. Sinh tổng hợp đầy đủ các chất

B. NST hoàn thành nhân đôi

C. Có tín hiệu phân bào

D. Kích thước tế bào đủ lớn

Câu 18 : Chuỗi truyền êlectron hô hấp diễn ra ở đâu?

A. Màng trong của ti thể

B. Màng ngoài của ti thể

C. Màng lưới nội chất trơn

D. Màng lưới nội chất hạt

Câu 19 : Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:

A. Vi sinh vật là những cơ thể bộ nhỏ (kích thước hiển vi)

B. Phần lớn vi sinh vật là những cơ thể đơn bào nhân sơ hoặc nhân thực, một số là tập hợp đơn bào

C. Vi sinh vật cần khoảng 100 nguyên tố với hàm lượng nhỏ để tổng hợp các chất hữu cơ

D. Cả A và B, C

Câu 20 : Vi khuẩn lam dinh dưỡng theo kiểu nào?

A. hoá tự dưỡng

B. quang tự dưỡng

C. quang dị dưỡng

D. hoá dị dưỡng

Câu 21 : Kết quả của quá trình giảm phân là từ 1 tế bào tạo ra là bao nhiêu?

A. 2 tế bào con, mỗi tế bào có 2n NST

B. 2 tế bào con, mỗi tế bào có n NST

C. 4 tế bào con, mỗi tế bào có 2n NST

D. 4 tế bào con, mỗi tế bào có n NST

Câu 22 : Thế nào là hô hấp?

A. Là quá trình tổng hợp các chất phức tạp từ chất đơn giản

B. Là một mặt của quá trình trao đổi chất

C. Là quá trình chuyển hóa năng lượng trong tế bào

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 28 : Các enzim vi sinh vật được sử dụng phổ biến trong đời sống con người gọi là gì?

A. Amilaza

B. Prôtêaza

C. Xenlulaza và lipaza

D. Cả a, b, c đều đúng

Câu 31 : Vì sao khi rửa rau sống nên ngâm trong nước muối pha 5 – 10 phút?

A. Vì nước muối gây dãn nguyên sinh làm cho vi sinh vật bị vỡ ra

B. Vì nước muối vi sinh vật không phát triển

C. Vì nước muối gây co nguyên sinh, vi sinh vật không phân chia được

D. Vì nước muối làm vi sinh vật chết lập tức

Câu 32 : Emzim lipaza có khả năng phân giải chất hữu cơ nào sau đây?

A. Protein

B. Lipit

C. Axit nucleic

D. Cacbohidrat

Câu 34 : Những vi sinh vật chỉ dùng ôxi phân tử làm chất nhận êlectron cuối cùng được gọi là vi sinh vật gì?

A. Kị khí bắt buộc

B. Kị khí tuỳ tiện

C. Hiếu khí bắt buộc

D. Có thể hô hấp hiếu khí và kị khí

Câu 35 : ATP giải phóng trong hô hấp tế bào một cách ra sao?

A. Ồ ạt

B. Không có quy tắc nào

C. Từ từ

D. Với một lượng không đổi trong một khoảng thời gian

Câu 39 : Vì sao vi khuẩn sinh trưởng nhanh với tốc độ lớn nhất và không đổi trong pha lũy thừa ở nuôi cấy không liên tục?

A. Vì chất dinh dưỡng được bổ sung liên tục

B. Vì con người không lấy ra dịch nuôi cấy

C. Vì số lượng vi khuẩn sinh ra nhiều hơn số lượng vi khuẩn chết đi

D. Vì vi khuẩn đã làm quen được môi trường, nguồn dinh dưỡng trong môi trường còn nhiều

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247