Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 9 GDCD Đề thi HK2 môn GDCD 9 năm 2021-2022 Trường THCS Thăng Long

Đề thi HK2 môn GDCD 9 năm 2021-2022 Trường THCS Thăng Long

Câu 1 : Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội bằng cách nào?

A. bỏ qua những ý kiến thắc mắc, kiến nghị của công dân.

B. trì hoãn việc tiếp nhận, phản hổi ý kiến của công dân.

C. thiếu minh bạch trong tiếp nhận, phản hồi ý kiến của công dân.

D. công khai, minh bạch trong tiếp nhận, phản hồi ý kiến, của công dân.

Câu 3 : Cấm nhận người lao động ở độ tuổi nào vào làm việc?

A. 16 tuổi

B. 17 tuổi

C. 18 tuổi

D. Dưới 15

Câu 4 : Cấm sử dụng lao động ở độ tuổi nào làm công việc nặng nhọc và độc hại?

A. 19 tuổi

B. Dưới 18 tuổi

C. 18 tuổi

D. 20 tuổi

Câu 5 : Mọi người cần phải lao động vì ..........

A. Nuôi sống bản thân

B. Nuôi sống gia đình

C. Nuôi sống bản thân, nuôi sống gia đình, duy trì phát triển đất nước

D. Duy trì phát triển đất nước

Câu 6 : Công dân tự nguyện tham gia huấn luyện quân sự là thực hiện nghĩa vụ nào sau đây?

A. Khống chế tham nhũng

B. Chạy đua vũ trang

C. Bảo vệ Tổ quốc

D. Đẩy lùi tệ nạn

Câu 9 : Anh B điều khiểm xe mô tô lưu thông trên đường mà không đội mũ bảo hiểm. Trong trường hợp này anh B đã vi phạm gì?

A. kỉ luật

B. pháp luật dân sự

C. pháp luật hành chính

D. pháp luật hình sự

Câu 11 : Công dân nam giới phải đăng kí nghĩa vụ quân sự ở độ tuổi nào?

A. Từ đủ 16 tuổi đến hết 30 tuổi

B. Từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi

C. Từ đủ 17 tuổi đến hết 50 tuổi

D. Từ đủ 17 tuổi đến hết 45 tuổi

Câu 12 : Giúp đỡ gia đình khó khăn, ủng hộ trẻ em vùng sâu vùng sa được gọi là gì?

A. sống có đạo đức.

B. sống có kỉ luật.

C. sống có trách nhiệm.

D. sống có văn hóa.

Câu 13 : Sự thay đổi quan trọng trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay?

A. Làm thay đổi nền kinh tế đất nước

B. Sản xuất trì trệ

C. Doanh thu hàng hóa cao

D. Cả A, C.

Câu 14 : Những việc làm tiêu cực của thanh niên làm phá hoại CNH-HĐH đất nước là gì?

A. Tham gia các tệ nạn xã hội.

B. Buôn bán chất ma túy.

C. Chơi cờ bạc.

D. Cả A, B, C.

Câu 15 : Những hành vi nào được cho là gia đình hạnh phúc?

A. Vợ chồng bình đẳng, yêu thương nhau.

B. Gia đình một vợ, một chồng.

C. Cả A, B

D. Trong gia đình người chồng luôn có quyền quyết định.

Câu 17 : Vi phạm kỉ luật là hành vị vi phạm pháp luật, xâm phạm các quan hệ nào?

A. lao động, công vụ nhà nước.

B. hôn nhân và gia đình

C. nhân thân phi tài sản.

D. chuyển dịch tài sản

Câu 18 : Trường hợp nào không phải chịu trách nhiệm pháp lí?

A. Cán bộ cơ quan chức năng thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

B. Người lái xe uống rượu say gây tai nạn làm chết người.

C. Công dân điều khiển xe máy vượt đèn đỏ.

D. Người mắc bệnh tâm thần phát bệnh cầm dao gây thương tích cho hàng xóm.

Câu 19 : Trường hợp nào người lao động vi phạm?

A. Đi xuất khẩu lao động chưa hết kì hạn nhưng đã bỏ về nước.

B. Không cung cấp trang, thiết bị bảo hộ lao động cho người làm việc trong môi trường độc hại như đã cam kết.

C. Không trả tiền công như đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động.

D. Đi làm theo đúng thời gian quy định trong hợp đồng.

Câu 20 : Pháp luật nước ta quy định cấm kết hôn trong phạm vi mấy đời?

A. 2 đời.

B. 3 đời.

C. 4 đời.

D. 5 đời.

Câu 21 : Việc làm nào dưới đây không phải là biểu hiện của sống có đạo đức?

A. Nói tục, chửi bậy

B. Vứt rác đúng nơi quy định

C. Nhường nhịn các em nhỏ

D. Lễ phép với ông bà, cha mẹ

Câu 22 : Trong những ý kiến dưới đây, ý kiến nào đúng?

A. Thấy người bị nạn mà không giúp đỡ chỉ là vi phạm đạo đức.

B. Học sinh đi xe vượt đèn đỏ không bị xử phạt vì chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm pháp lí.

C. Học sinh từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cô ý.

D. Người dưới 18 tuổi dù có gây ra chuyện gì cũng không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Câu 23 : Trường hợp nào không bị coi là vi phạm pháp luật?

A. Tham nhũng.

B. Trốn nghĩa vụ quân sự.

C. Đi xe máy vượt đèn đỏ.

D. Người tâm thần gây án.

Câu 24 : Chọn ý kiến đúng.

A. Chỉ cần tuân theo pháp luật, không nhất thiết phải tuân theo chuẩn mực đạo đức.

B. Người có đạo đức sẽ biết tự giác thực hiện những quy định của pháp luật.

C. Những chuẩn mực đạo đức đã lỗi thời, không còn phù hợp với xã hội hiện nay.

D. Tuân theo pháp luật là đã thực hiện đầy đủ những chuẩn mực đạo đức.

Câu 25 : Hành vi nào vừa vi phạm pháp luật vừa vi phạm đạo đức?

A. Nói dối bố mẹ.

B. Không nhường nhịn các em nhỏ.

C. Quay cóp bài trong giờ kiểm tra.

D. Không chăm sóc, nuôi dưỡng khi cha mẹ già yếu.

Câu 26 : Mọi hành vi chống lại độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều ..............?

A. bị xử lí theo quy định của pháp luật.

B. không vi phạm pháp luật.

C. là việc được làm.

D. nhận được sự ủng hộ của mọi người.

Câu 27 : Ai là người có trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc Việt Nam?

A. những công dân nữ.

B. những công dân nam.

C. công dân nước ngoài sống tại Việt Nam.

D. mọi công dân Việt Nam.

Câu 28 : Việc làm nào sau đây thể hiện trách nhiệm bảo vệ  Tổ quốc?

A. Trốn tập quân sự trong trường học.

B. Không tham gia hoạt động Đoàn – Đội.

C. Tham gia đội An ninh xung kích của trường.

D. Rủ bạn bè nói xấu chính quyền địa phương.

Câu 35 : Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải bị xử phạt như thế nào?

A. ghi vào hồ sơ lí lịch cá nhân.

B. có trách nhiệm bồi thường.

C. chịu trách nhiệm pháp lí.

D. bị quản chế hành chính.

Câu 36 : Trường hợp nào dưới đây không phải chịu trách nhiệm pháp lí?

A. Người mắc bệnh tâm thần, cầm dao gây thương tích cho hàng xóm.

B. Người lái xe uống rượu say, gây tai nạn chết người.

C. Cán bộ cơ quan chức năng thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

D. Công dân điều khiển xe máy vượt đèn đỏ.

Câu 37 : Học sinh lớp 9 có thể tham gia việc làm nào dưới đây để thể hiện sống có đạo đức và tuân theo pháp luật?

A. Săn bắt cướp bảo vệ trật tự trị an xã hội.

B. Học tập chăm chỉ, tích cực rèn luyện thể chất.

C. Khiếu nại những việc làm sai trái của cán bộ nhà nước.

D. Cưu mang, nuôi dưỡng những em nhỏ mô côi, không nơi nương tựa.

Câu 38 : Người tuân theo pháp luật là người như thế nào?

A. hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.

B. tham gia các hoạt động từ thiện.

C. chấp hành lệnh gọi nhập ngũ.

D. nhặt được của rơi trả lại người mất.

Câu 39 : Buôn bán chất ma túy, buôn pháo nổ, đua xe trái phép được gọi là gì?

A. Vi phạm pháp luật.

B. Thi hành pháp luật.

C. Thực hiện pháp luật.

D. Sử dụng pháp luật.

Câu 40 : Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, đèn đỏ dừng lại, chở đúng số người quy định được gọi là gì?

A. Tuân theo pháp luật.

B. Sống có đạo đức.

C. Sống có văn hóa.

D. Sống có trách nhiệm.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247