Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 GDCD Đề thi Học kì 1 GDCD 12 có đáp án !!

Đề thi Học kì 1 GDCD 12 có đáp án !!

Câu 3 :
Pháp luật do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện

A. bằng quyền lực Nhà nước.

B. bằng chủ trương của Nhà nước.

C. bằng chính sách của Nhà nước.

D. bằng uy tín của Nhà nước.

Câu 7 :
Các tổ chức cá nhân sử dụng đúng đắn quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép là hình thức thực hiện pháp luật nào sau đây?

A. Sử dụng pháp luật.

B. Thi hành pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật.

D. Áp dụng pháp luật.

Câu 8 :
Những người có hành vi trái pháp luật sẽ bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lí theo quy định của pháp luật là biểu hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.

D. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.

Câu 9 :
Sử dụng pháp luật là các tổ chức cá nhân sử dụng đúng đắn quyền của mình, làm những gì mà pháp luật

A. không cho phép làm.

B. cho phép làm.

C. quy định cấm làm.

D. quy định phải làm.

Câu 10 :
Công dân thực hiện hành vi nào sau đây là tuân thủ pháp luật ?

A. Chống người thi hành công vụ

B. Từ chối che dấu tội phạm khủng bố.

C. Chiếm hữu tài sản công cộng.

D. Tiến hành sàng lọc giới tính thai nhi.

Câu 11 :
Công dân thực hiện hành vi nào sau đây là sử dụng pháp luật?

A. Ủy quyền nghĩa vụ cử tri.

B. Khai báo tạm trú, tạm vắng.

C. Tuân thủ thỏa ước lao động.

D. Đề nghị thay đổi giới tính.

Câu 13 :
Hành vi nào dưới đây của công dân vi phạm pháp luật hành chính?

A. Tổ chức đưa người ra nước ngoài trái phép.

B. Buôn bán động vật trong danh mục cấm.

C. Cố ý lây truyền HIV cho nhiều người.

D. Sử dụng điện thoại khi lái xe tô.

Câu 15 :
Trong cùng một điều kiện như nhau, công dân được hưởng quyền và nghĩa vụ như nhau, nhưng mức độ sử dụng các quyền và nghĩa vụ đó đến đâu phụ thuộc nhiều vào yếu tố nào sau đây của mỗi người?

A. Khả năng về kinh tế, tài chính.

B. Khả năng, điều kiện và hoàn cảnh.

C. Các mối quan hệ xã hội.

D. Trình độ học vấn cao hay thấp.

Câu 17 :
Theo quy định của pháp luật, bình đẳng về trách nhiệm pháp lí có nghĩa là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều

A. bị xử lí nghiêm minh.

B. được đền bù thiệt hại.

C. được giảm nhẹ hình phạt.

D. bị tước quyền con người.

Câu 18 :
Mọi công dân đều bình đẳng về nghĩa vụ trước pháp luật khi thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Thay đổi địa bàn cư trú.

B. Xây dựng nguồn quỹ xã hội.

C. Đăng kí hồ sơ đấu thầu.

D. Bảo vệ an ninh quốc gia.

Câu 19 :
Bình đẳng về nghĩa vụ trước pháp luật là việc mọi doanh nghiệp đều phải

A. thực hiện việc san bằng lợi nhuận.

B. bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

C. chia đều nguồn ngân sách quốc gia.

D. duy trì mọi phương thức sản xuẩt.

Câu 20 :
Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc lựa chọn nơi cư trú là bình đẳng

A. trong quan hệ nhân thân.

B. trong quan hệ tài sản.

C. trong quan hệ việc làm.

D. trong quan hệ nhà ở.

Câu 23 :
Trong quan hệ lao động, quyền bình đẳng của người sử dụng lao động và người lao động được thể hiện thông qua

A. ý muốn của người lao động.

B. hợp đồng dân sự.

C. ý muốn của người sử dụng lao động.

D. hợp đồng lao động.

Câu 25 :
Trường hợp nào dưới đây thể hiện công dân bình đẳng về hưởng quyền?

A. Giữ gìn bí mật quốc gia.

B. Chấp hành quy tắc công cộng.

C. Giữ gìn an ninh trật tự.

D. Tiếp cận các giá trị văn hóa.

Câu 26 :
Khi tiến hành hoạt động kinh doanh, mọi công dân phải thực hiện nghĩa vụ nào sau đây?

A. Nộp thuế đầy đủ theo quy định.

B. Cổ phần hóa tài sản doanh nghiệp.

C. Lắp đặt hệ thống phần mềm quản lí.

D. Thành lập quỹ bảo trợ xã hội.

Câu 27 :
Yếu tố quan trọng để phân biệt sự khác nhau giữa tín ngưỡng với mê tín dị đoan là

A. niềm tin.

B. nguồn gốc.

C. hậu quả xấu để lại.

D. nghi lễ.

Câu 28 :
Công ty A và công ty B cùng không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường trong sản xuát kinh doanh nên đều bị xử phạt hành chính, điều này thể hiện đặc điểm nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính nghiêm minh của pháp luật.

B. Tính trừng phạt của pháp luật.

C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

D. Tính giáo dục của pháp luật.

Câu 29 :
Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình được thể hiện qua quan hệ nào?

A. Việc làm, thu nhập.

B. Tài sản, nhân thân.

C. Chức vụ, địa vị.

D. Tài năng, trí tuệ.

Câu 30 :
Công dân A không tham gia buôn bán, tàng trữ và sử dụng các chất ma túy. Trong trường hợp này công dân A đã

A. sử dụng pháp luật.

B. tuân thủ pháp luật.

C. thi hành pháp luật.

D. áp dụng pháp luật.

Câu 32 :
Uỷ ban nhân dân B đã ban hành quyết định cưỡng chế buộc Công ty A phải tháo dỡ công trình xây dựng sai so với thiết kế đã được phê duyệt trong giấy phép xây dựng. Trong trường hợp này, pháp luật đã thể hiện vai trò nào dưới đây?

A. Phương tiện để Nhà nước quản lí xã hội.

B. Phương tiện để công dân thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

C. Phương tiện để công dân bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

D. Phương tiện để Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Câu 34 :
Ông A là người có thu nhập cao, hàng năm ông A chủ động đến cơ quan thuế để nộp thuế thu nhập cá nhân. Trong trường hợp này ông A đã

A. sử dụng pháp luật.

B. tuân thủ pháp luật.

C. thi hành pháp luật.

D. áp dụng pháp luật.

Câu 41 :
Chỉ cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền mới được

A. sử dụng pháp luật.

B. thi hành pháp luật.

C. tuân thủ pháp luật.

D. áp dụng pháp luật.

Câu 42 :
Pháp luật được hiểu là hệ thống các

A. quy tắc sử dụng chung.

B. quy tắc xử sự chung.

C. quy tắc ứng xử riêng.

D. quy định riêng.

Câu 43 :
Một trong những biểu hiện của bình đẳng về quyền và nghĩa vụ

A. ai cũng có quyền và nghĩa vụ như nhau

B. quyền và nghĩa vụ công dân là một thể thống nhất.

C. mọi người đều có quyền ưu tiên như nhau.

D. quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân.

Câu 44 :
Trong quá trình xây dựng pháp luật, nhà nước luôn cố gắng đưa những nội dung nào dưới đây vào trong những quy phạm pháp luật?

A. Chuẩn mực xã hội.

B. Quy tắc đạo đức tiến bộ.

C. Phong tục, tập quán.

D. Thói quen con người.

Câu 45 :
Quyền bình đẳng giữa các dân tộc không bao gồm lĩnh vực nào dưới đây?

A. Chính trị.

B. Đầu tư.

C. Kinh tế.

D. Văn hóa, xã hội.

Câu 46 :
Pháp luật không quy định về những việc nào dưới đây?

A. Nên làm.

B. Được làm.

C. Phải làm.

D. Không được làm.

Câu 47 :
Pháp luật có tính quyền lực, bắt buộc chung, nghĩa là quy định bắt buộc đối với

A. mọi người từ 18 tuổi trở lên.

B. mọi cá nhân, tổ chức.

C. mọi đối tượng cần thiết.

D. mọi cán bộ, công chức.

Câu 48 :
Ở nước ta bao giờ cũng có người dân tộc thiểu số đại diện cho quyền lợi của các dân tộc ít người tham gia làm đại biểu Quốc hội. Điều này thể hiện

A. bình đẳng giữa các vùng miền.

B. bình đẳng giữa nhân dân miền núi và miền xuôi.

C. bình đẳng giữa các thành phần dân cư.

D. bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực chính trị.

Câu 49 :
Pháp luật không bao gồm đặc trưng nào dưới đây?

A. Tính cụ thể về mặt nội dung.

B. Tính quy phạm phổ biến.

C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

Câu 50 :
Nhờ chị S có hiểu biết về pháp luật nên tranh chấp về đất đai giữa gia đình chị với gia đình anh B đã được giải quyết ổn thỏa. Trường hợp này cho thấy pháp luật đã thể hiện vai trò nào dưới đây?

A. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

B. Bảo vệ quyền và tài sản của công dân.

C. Bảo vệ quyền dân chủ của công dân.

D. Bảo vệ quyền tham gia và quản lý xã hội.

Câu 51 :
Trên cơ sở quy định chung của pháp luật về kinh doanh, ông Q đã đăng ký mở cửa hàng thực phẩm và được chấp thuận. Việc làm của ông Q thể hiện pháp luật là phương tiện như thế nào đối với công dân?

A. Để công dân lựa chọn ngành nghề kinh doanh.

B. Để công dân có quyền tự do hành nghề.

C. Để công dân thực hiện quyền của mình.

D. Để công dân thực hiện được ý định của mình.

Câu 53 :
Người có năng lực trách nhiệm pháp lí vi phạm pháp luật dân sự khi tự ý thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Kinh doanh không đúng giấy phép.

B. Chiếm dụng hành lang giao thông.

C. Xả thải gây ô nhiễm môi trường.

D. Thay đổi kiến trúc nhà đang thuê.

Câu 55 :
Theo quy định của pháp luật, người có hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm thì phải

A. chịu khiếu nại vượt cấp.

B. hủy bỏ đơn tố cáo.

C. hủy bỏ mọi thông tin.

D. chịu trách nhiệm hình sự.

Câu 56 :
Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu, định đoạt và sử dụng là nói về quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong

A. quan hệ nhân thân.

B. quan hệ về tài sản.

C. việc nuôi dạy con cái.

D. tìm kiếm việc làm.

Câu 57 :
Hành vi trái pháp luật nào dưới đây do người có năng lực pháp lí thực hiện?

A. Em H bị tâm thần nên đã lấy đồ của cửa hàng mà không trả tiền.

B. Anh A trong lúc say rượu đã đánh bạn mình bị thương nặng.

C. Anh C trong lúc nên cơn động kinh đã đập vỡ cửa kính nhà hàng

D. Chị C bị trầm cảm nên đã sát hại con đẻ của mình.

Câu 58 :
Bình bẳng giữa vợ và chồng được thể hiện trong quan hệ

A. giữa vợ chồng với họ hàng nội, ngoại.

B. gia đình và quan hệ xã hội.

C. hôn nhân và quan hệ huyết thống.

D. nhân thân và quan hệ tài sản.

Câu 59 :
Tuân thủ pháp luật được hiểu là các cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật

A. cho phép làm.

B. quy định cấm.

C. quy định phải làm.

D. không bắt buộc.

Câu 61 :
Quyền bình đẳng trong lao động của công dân không thể hiện ở nội dung nào sau đây?

A. Tìm kiếm việc làm theo quy định.         

B. Trực tiếp giao kết hợp đồng lao động.

C. Thực hiện thỏa ước lao động tập thể.

D. Tự do hoạt động tài chính kinh doanh.

Câu 62 :
Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình dưạ trên cơ sở nguyên tắc nào sau đây?

A. Dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử.

B. Tư ̣do, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử.

C. Công bằng, lắng nghe, kính trong̣ lẫn nhau, không phân biệt đối xử.

D. Chia sẻ, đồng thuân,̣ quan tâm lẫn nhau, không phân biệt đối xử.

Câu 65 :
Vợ, chồng có quyền ngang nhau đối với tài sản chung. Vậy tài sản chung là

A. tài sản hai người có được sau khi kết hôn.

B. tất cả tài sản hiện có trong gia đình.

C. tài sản được cho riêng sau khi kết hôn.

D. tài sản đưọc thừa kế riêng của vợ chồng.

Câu 73 :
Mọi công dân đều được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật là biểu hiện công dân bình đẳng về

A. quyền và nghĩa vụ.

B. quyền và trách nhiệm.

C. nghĩa vụ và trách nhiệm.

D. trách nhiệm và pháp lý.

Câu 74 :
Phương án nào dưới đây đúng với nội dung công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí?

A. Những người lập pháp thì không phải chịu trách nhiệm pháp lí.

B. Người ngang nhau về chức vụ thì chịu trách nhiệm pháp lí ngang nhau.

C. Không phân biệt đối xử khi truy cứu trách nhiệm pháp lí với công dân phạm tội.

D. Những ai cùng thực hiện hành vi phạm tội mới bị truy cứu trách nhiệm pháp lí.

Câu 75 :
Bạn A (18 tuổi) rủ M (15 tuổi) cùng thực hiện hành vi cướp giật dây chuyền của một người phụ nữ đang đi xe máy. Tòa án xét xử hai bạn với hai mức án khác nhau. Trường hợp này là

A. bình đẳng về nghĩa vụ.

B. bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.

C. bất bình đẳng về nghĩa vụ.

D. bất bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.

Câu 76 :
Sau một thời gian hoạt động, công ty X thu được lãi cao và quyết định mở rộng quy mô ngành nghề của mình. Công ty X đã thực hiện quyền

A. bình đẳng trong lao động.

B. bình đẳng trong kinh doanh.

C. bình đẳng trong sản xuất.

D. bình đẳng trong quan hệ kinh tế.

Câu 81 :
Trong quá trình xây dựng pháp luật, nhà nước luôn cố gắng đưa những nội dung nào dưới đây vào trong những quy phạm pháp luật?

A. Chuẩn mực xã hội.

B. Quy tắc đạo đức tiến bộ.

C. Phong tục, tập quán.

D. Thói quen con người.

Câu 82 :
Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải bị xử lý theo quy định của pháp luật là thể hiện bình đẳng về

A. trách nhiệm pháp lý.

B. quyền và nghĩa vụ.

C. thực hiện pháp luật.

D. trách nhiệm trước Tòa án.

Câu 84 :
Quyền bình đẳng trong lao động của công dân không thể hiện ở nội dung nào sau đây?

A. Tìm kiếm việc làm theo quy định.

B. Trực tiếp giao kết hợp đồng lao động.

C. Thực hiện thỏa ước lao động tập thể.

D. Tự do hoạt động tài chính kinh doanh.

Câu 85 :
Pháp luật quy định về những việc được làm, việc phải làm và những việc nào dưới đây?

A. Không được làm.

B. Không nên làm.

C. Cần làm.

D. Sẽ làm.

Câu 87 :
Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là mọi công dân

A. đều có quyền như nhau cho bất kì hoàn cảnh nào.  

B. đều có nghĩa vụ như nhau trong bất kì hoàn cảnh.

C. đều có quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lí giống nhau.

D. đều bình đẳng về quyền và làm nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

Câu 88 :
Quy định trong các văn bản diễn đạt chính xác, một nghĩa để mọi người đều hiểu đúng và thực hiện đúng là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

C. Tính chặt chẽ và thuận lợi khi sử dụng.

D. Tính quần chúng nhân dân.

Câu 89 :
Một trong những nội dung thể hiện quyền bình đẳng trong lao động

A. tìm kiếm việc làm theo quy định.

B. tự do hoạt động tài chính kinh doanh.

C. tự do hoạt động tài chính kinh doanh.

D. tự do khai thác tài nguyên thiên nhiên.

Câu 90 :
Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là mọi hành vi làm chết người đều bị truy cứu

A. dân sự và kỉ luật.

B. tử hình hoặc chung thân.

C. phạt thật nhiều tiền.

D. trách nhiệm pháp lí.

Câu 91 :
Quyền bình đẳng trong lao động của công dân không thể hiện ở nội dung nào sau đây?

A. Tìm kiếm việc làm theo quy định.

B. Trực tiếp giao kết hợp đồng lao động.

C. Thực hiện thỏa ước lao động tập thể.    

D. Tăng cường chuyên gia nước ngoài.

Câu 92 :
Luật Giao thông đường bộ quy định người đi xe mô tô phải đội mũ bảo hiểm. Quy định này thể hiện

A. tính chất chung của pháp luật.

B. tính quy phạm phổ biến của pháp luật.

C. tính phù hợp của pháp luật.

D. tính phổ biến rộng rãi của pháp luật.

Câu 93 :
Văn bản nào dưới đây, không phải là văn bản pháp luật?

A. Hiến pháp.

B. Điều lệ Đoàn thanh niên.

C. Luật Dân sự.

D. Nghị quyết của Quốc hội.

Câu 94 :
Bạn A có học lực giỏi, thuộc diện hộ nghèo, được miễn học phí và được lĩnh học bổng, còn các bạn khác thì không. Trường hợp này, việc được miễn học phí của bạn A thể hiện

A. bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.

B. bình đẳng về nghĩa vụ.

C. bình đẳng về cơ hội hoàn thiện bản thân.

D. bình đẳng về quyền.

Câu 96 :
Uỷ ban nhân dân B đã ban hành quyết định cưỡng chế buộc Công ty A phải tháo dỡ công trình xây dựng sai so với thiết kế đã được phê duyệt trong giấy phép xây dựng. Trong trường hợp này, pháp luật đã thể hiện vai trò nào dưới đây?

A. Phương tiện để Nhà nước quản lí xã hội.

B. Phương tiện để công dân thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

C. Phương tiện để công dân bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

D. Phương tiện để Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Câu 97 :
Sử dụng pháp luật là các tổ chức cá nhân sử dụng đúng đắn quyền của mình, làm những gì mà pháp luật

A. không cho phép làm.

B. cho phép làm.

C. quy định cấm làm.

D. quy định phải làm.

Câu 98 :
Tuân thủ pháp luật được hiểu là các cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật

A. cho phép làm.

B. quy định cấm.

C. quy định phải làm.

D. không bắt buộc.

Câu 99 :
Thực hiện pháp luật là những hoạt động có mục đích của cá nhân, tổ chức trở thành hành vi

A. hợp pháp.

B. phù hợp đạo đức.

C. nhân văn.

D. tự nguyện.

Câu 100 :
Cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm là

A. tuân thủ pháp luật.

B. sử dụng pháp luật.

C. thi hành pháp luật.

D. áp dụng pháp luật.

Câu 101 :
Công dân thực hiện hành vi nào sau đây là thi hành pháp luật?

A. Tìm hiểu dịch vụ trực tuyến.

B. Tham gia bảo vệ môi trường.

C. Theo dõi tư vấn pháp lí.

D. Lựa chọn bảo hiểm nhân thọ.

Câu 102 :
Theo quy định của pháp luật người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lí khi thực hiện hành vi nào sau đây phải chịu trách nhiệm hành chính?

A. Hút thuốc lá nơi công cộng.

B. Giao hàng không đúng địa điểm.

C. Từ chối hiến nội tạng.

D. Tài trợ hoạt động khủng bố.

Câu 103 :
Công chức nhà nước có thẩm quyền thực hiện hành vi nào sau đây là áp dụng pháp luật?

A. Lắp đặt hòm thư góp ý.

B. Tìm hiểu mức sống dân cư.

C. Thăm dò dư luận xã hội.

D. Cấp giấy chứng nhận kết hôn.

Câu 105 :
Người có đủ trách nhiệm pháp lí thực hiện hành vi nào sau đây là vi phạm pháp luật hình sự?

A. Buôn bán trái phép chất ma túy.

B. Từ chối nhận di sản thừa kế.

C. Định vị sai địa điểm giao hàng.

D. Tham gia lễ hội truyền thống.

Câu 106 :
Công dân tuân thủ pháp luật khi từ chối

A. nộp thuế đầy đủ theo quy định.

B. sử dụng vũ khí trái phép.

C. bảo vệ an ninh quốc gia.

D. thực hiện nghĩa vụ bầu cử.

Câu 107 :
Các dân tộc đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, tạo điều kiện phát triển mà không bị phân biệt đối xử là thể hiện quyền bình đẳng nào dưới đây?

A. Bình đẳng giữa các dân tộc.

B. Bình đẳng giữa các địa phương.

C. Bình đẳng giữa các thành phần dân cư.

D. Bình đẳng giữa các tầng lớp xã hội.

Câu 110 :
Chị Q sử dụng hành lang của khu chung cư để bán hàng ăn sáng là không thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?

A. Sử dụng pháp luật.

B. Thi hành pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật.

D. Áp đụng pháp luật.

Câu 111 :
Chị H có chồng là anh Y. Khi biết chị H gặp khó khăn, bạn chị H có gửi cho chị một bì thư và 2000 USD với nội dung như sau: “Mến tặng vợ chồng bạn, chúc hai bạn nhanh chóng qua khỏi thời kì khó khăn này”. Vậy 2000 USD là

A. tài sản chung của chị H và anh Y.

B. tài sản riêng của chị H hoặc tài sản riêng của anh Y.

C. tài sản được chia làm hai theo quy định của pháp luật.

D. tài sản riêng của chị H, vì đây là bạn thân của chị H.

Câu 114 :
Công dân A không tham gia buôn bán, tàng trữ và sử dụng các chất ma túy. Trong trường hợp này công dân A đã

A. sử dụng pháp luật.

B. tuân thủ pháp luật.

C. thi hành pháp luật.

D. áp dụng pháp luật.

Câu 115 :
Do phải chuyển công tác, nên anh H đã bắt vợ mình phải chuyển gia đình đến ở gần nơi công tác mới của mình. Anh H đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng về

A. tôn trọng, giữ gìn danh dự của nhau.

B. lựa chọn nơi cư trú của gia đình.

C. tạo điều kiện cho nhau phát triển mọi mặt.

D. sở hữu tài sản chung giữa vợ và chồng.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247